Việc cập nhật mẫu tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là rất cần thiết vì nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp ngày một gia tăng. Hiện nay pháp luật chưa có định nghĩa về thuế đất phi nông nghiệp, tuy nhiên có thể hiểu thuế đất phi nông nghiệp là khoản tiền mà người dân phải nộp cho nhà nước. Các loại đất phải chịu thuế đất phi nông nghiệp được quy định tại Luật đất đai 2013.
Chính vì thế LSX xin gửi đến quý bạn đọc mẫu tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới nhất 2024.
Đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Để được hợp pháp hóa việc sử dụng đất phi nông nghiệp, người dân cần thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó có nghĩa vụ đóng thuế. Những đối tượng phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm 3 đối tượng chính, bao gồm đất ở tại nông thôn và đô thị, đất sản xuất kinh doanh ngoài lĩnh vực nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được sử dụng cho các mục đích kinh doanh cụ thể.
Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010, đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được quy định gồm:
– Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
– Đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh cụ thể như:
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ.
+ Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng.
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.
+ Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
+ Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Đối tượng kê khai nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được hiểu là khoản phí bắt buộc mà tổ chức, cá nhân hay hộ gia đình phải nộp cho nhà nước. Tuy vậy, vẫn có nhiều trường hợp người dân cố tình trốn tránh hoặc thực hiện chậm nghĩa vụ đóng thuế. Việc nộp thuế chậm sẽ bị xử phạt theo quy định. Do đó bạn cần nắm được những đối tượng phải kê khai nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Căn cứ theo Điều 4 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010, những đối tượng phải kê khai nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được quy định như sau:
1. Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế.
3. Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
a) Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người thuê đất ở là người nộp thuế;
b) Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế;
c) Trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp thì trước khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất;
d) Trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì người nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó;
đ) Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 của Luật này thì pháp nhân mới là người nộp thuế.
Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chuẩn xác 2024
Khi bạn có nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp, bạn sẽ đặt ra câu hỏi phải khai nộp thuế như thế nào. Việc khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được quy định theo mẫu có sẵn. Lưu ý mẫu tờ khai thuế dùng cho hộ gia đình, cá nhân khác với mẫu tờ khai dành cho tổ chức. Người nộp thuế đến cơ quan thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất để đăng ký, khai, tính và nộp thuế.
Mẫu tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp dùng cho hộ gia đình, cá nhân như sau:
Hướng dẫn khai tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mẫu 01 là tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp theo năm cho từng thửa đất chịu thuế áp dụng đối với hộ gia đình hoặc cá nhân. Tờ khai mẫu số 01/TK-SDDPNN tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Nếu bạn thấy mẫu tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nào khác với tờ khai mẫu số 01/TK-SDDPNN, thì mẫu tờ khai đó không có giá trị pháp lý.
Hướng dẫn khai tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo mẫu 01 được thực hiện như sau:
Phần I: Người nộp thuế tự khai.
[01]: ghi năm tính thuế
[02], [03] đánh dấu tích nếu khai lần đầu hoặc khai bổ sung
[04]: họ và tên ghi bằng chữ in hoa, đối với tổ chức thì tên viết in hoa chữ cái đầu (ví dụ: Công ty Thư Viện Pháp Luật)
[05]: ghi ngày tháng năm sinh của người nộp thuế
[06]: ghi mã số thuế của người nộp thuế đã được cấp, nếu chưa được cấp thì bỏ qua phần này
[07], [08], [09] ghi số, ngày cấp, nơi cấp CCCD/CMND/CMT quân đội/hộ chiếu đối với người nước ngoài
[10]: ghi chi tiết theo số nhà, đường phố, tổ/thôn, phường/xã/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố [11] Ghi địa chỉ người nộp thuế muốn nhận thông báo thuế
[12]: ghi số điện thoại của người nộp thuế
[13], [14], [15]: ghi các thông tin về đại lý thuế (nếu có)
[16] Ghi thông tin của người sử dụng đất trong số (giấy chứng nhận) vào bảng.
[17]: Ghi chi tiết địa chỉ thửa đất
[18]: Nếu là thửa đất duy nhất trên cùng một địa bàn tỉnh/thành phố thì đánh dấu vào ô
[19]: Ghi quận, huyện nơi kê khai nộp thuế.
[20]: Ghi thông tin về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (số) theo đúng thông tin được ghi trong số:
[21]: Ghi diện tích thực tế sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp (nên ghi theo diện tích đất phi nông nghiệp trong giấy chứng nhận).
Ví dụ: Giấy chứng nhận ghi 80m2 đất ở, 150m2 đất vườn thì [21 và 21.1] = 80m2
[22]: Nếu chưa có giấy chứng nhận (số) thì ghi mục này, nếu đã có số thì bỏ qua.
[23]: Thời điểm bắt đầu sử dụng đất. Nên ghi thời điểm (ngày tháng năm) được cấp số
[24]: Thời điểm thay đổi thông tin của thửa đất: chỉ ghi nếu có thay đổi thông tin của thửa đất
[25]: Chỉ ghi nếu là nhà nhiều tầng, chung cư
– 25.1: Ghi loại nhà, ví dụ chung cư
– 25.2: Diện tích: là diện tích của nhà/căn hộ
– 25.3: Hệ số phân bố: Hệ số phân bố = diện tích đất xây dựng nhà chung cư/tỗng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
[26]: Ghi trường hợp được miễn, giảm thuế: Ví dụ Thương binh, gia đình liệt sỹ, đối tượng chính sách…
Phần II: Phần xác định của cơ quan chức năng (do Ủy ban nhân các cấp hoặc cơ quan Tài nguyên môi trường tự kê khai)
Lưu ý: Người kê khai không được điền thông tin vào phần này.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hướng dẫn kê khai thuế đất phi nông nghiệp 2023
- Mẫu kê khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chuẩn năm 2023
- Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 số: 48/2010/QH12
Thông tin liên hệ LSX:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến “Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm 2 phần. Phần I do người nộp thuế tự khai, phần II do cơ quan chức năng kê khai (Ủy ban nhân các cấp hoặc cơ quan Tài nguyên môi trường)
– Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại cơ quan thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất.
– Trường hợp ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, người nộp thuế có thể thực hiện việc đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại Ủy ban nhân dân xã. Cơ quan thuế tạo điều kiện để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình.