Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật mong được luật sư tư vấn giúp. Cụ thể là gia đinh tôi hiên đang thế chấp sổ đỏ vay vốn ngân hàng. Sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình từ năm 2015 gồm các thành viên trong gia đình. Nay tôi thắc mắc rằng tôi có phải ký vào hợp đồng thế chấp để ra phòng công chứng không? Pháp luật quy định về việc định đoạt và phân chia tài sản chung của hộ gia đình như thế nào? Mẫu văn bản thỏa thuận tài sản hộ gia đình hiện nay gồm có những nội dung gì? Mong được luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX, bạn hãy theo dõi nội dung tư vấn của chúng tôi tại bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Tài sản chung của hộ gia đình là gì?
Tài sản của hộ gia đình là các tài sản thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình. Nó rất đa dạng và được hình thành từ nhiều căn cứ khác nhau. Các nguồn hình thành nên tài sản của hộ gia đình có thể kể đến như: các thành viên hộ gia đình đóng góp; các thành viên cùng tạo lập ra từ hoạt động sản xuất – kinh doanh hợp pháp của cả hộ; tài sản do hộ gia đình được tặng cho chung; tài sản do được thừa kế chung; tài sản hình thành từ những căn cứ khác theo quy định của pháp luật.
Các thành viên hộ gia đình được xác định là đồng chủ sở hữu đối với những tài sản này. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình được thực hiện theo sự thỏa thuận của các thành viên.
Đối với những tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký, hoặc những tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình thì việc định đoạt cần được sự thỏa thuận và đồng ý của tất cả các thành viên hộ gia đình từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Trong trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các thành viên về việc thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản chung thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản này được thực hiện theo quy định pháp luật về tài sản thuộc hình thức sở hữu chung theo phần.
Chia tài sản thuộc sở hữu chung hộ gia đình như thế nào?
Tại Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 quy định;
1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Như vậy, Đối với mỗi đồng sở hữu chung đều có quyền yêu cầu phân chia tài sản và quyền này chỉ bị hạn chế trong trường hợp đã có sự thỏa thuận trước đó của các chủ sở hữu chung về thời hạn được phân chia. và trong Thời hạn duy trì tài sản chung có thể xác định bằng một khoảng thời gian hoặc bằng một sự kiện cụ thể. và trước hết tài sản chung được chia bằng hiện vật. Nếu tài sản chung không thể chia cắt theo hiện vật thì chủ thể yêu cầu chia được quyền bán phần quyền sở hữu của mình trong khối tài sản chung đó theo quy định của pháp luật
Ví dụ trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung có nghĩa vụ phải trả tiền cho một chủ thể khác theo bản án của Tòa án nhưng người này không trả thì khi có yêu cầu của người được thi hành án, Cơ quan thi hành án sẽ tiến hành thi hành án, tiến hành biến pháp kê biên tài sản.
Quy định về định đoạt tài sản chung như thế nào?
– Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.
– Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.
– Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
– Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
– Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.
– Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ Luật Dân sự 2015 quy định
Theo đó Căn cứ vào tài sản chung là hợp nhất hay theo phần mà quyền định đoạt đối với tài sản này có sự khác biệt với nhau. Do bạn không nói cụ thể tài sản của bạn thuộc loại tài sản chung như thế nào nên xin căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 223 để xác định cụ thể trường hợp của mình theo quy định và thực hiện đầy đủ các trình tự và thủ tục được quy định.
Tải xuống mẫu văn bản thỏa thuận tài sản hộ gia đình
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu văn bản thỏa thuận tài sản hộ gia đình cập nhật mới năm 2023“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc sẽ được tư vấn pháp lý về Công chứng tại nhà Bắc Giang cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu giấy xác nhận về việc cho thuê doanh nghiệp tư nhân 2023
- Mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp năm 2023
- Mẫu giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm 2023
Câu hỏi thường gặp:
Khi các thành viên hộ gia đình tham gia xác lập giao dịch dân sự, hoặc việc xác lập được thực hiện thông qua hành vi của người đại diện theo ủy quyền của các thành viên, thì quyền và nghĩa vụ từ các giao dịch đó sẽ phát sinh cho các thành viên của hộ. Trường hợp phát sinh trách nhiệm do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, trách nhiệm này sẽ được thực hiện bằng tài sản chung của hộ gia đình. Thành viên hộ gia đình sẽ có thể phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản thuộc sở hữu riêng của mình nếu tài sản chung này không đủ để thực hiện các nghĩa vụ phát sinh, về nguyên tắc, trách nhiệm này được xác định là trách nhiệm liên đới và việc thực hiện trách nhiệm được xác định theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của các thành viên trong khối tài sản chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Theo quy định, khi thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung của hộ gia đình, cụ thể trường là quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình, thì phải có chữ ký của tất cả các thành viên trong hộ gia đình hoặc có văn bản ủy quyền với nội dung ủy quyền định đoạt quyền sử dụng đất trên.