Miễn nhiệm là gì? Các vấn đề pháp lý về miễn nhiệm hiện nay.

bởi Hải Đinh
Miễn nhiệm là gì? Các vấn đề pháp lý về miễn nhiệm hiện nay.

Miễn nhiệm là gì? Vấn đề này hiện hay được pháp luật quy định như thế nào, sẽ được thực hiện với ai, trong những lĩnh vực nào là câu hỏi đang được nhiều người tìm kiếm trên mạng xã hội. Đây là việc chấm dứt chức vụ đối với các cán bộ làm sai kỷ luật hay quy định của một cơ quan, doanh nghiệp nào đó. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn hãy cùng luật sư X giải đáp thắc mắc thông qua bài viết sau đây.

  Miễn nhiệm là gì?

Căn cứ tại khoản 6, điều 7, luật cán bộ, công chức 2008,theo đó:

Miễn nhiệm là hình thức khi mà cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc do cán bộ, công chức đó chủ động yêu cầu, đề nghị xin cho thôi giữ chức vụ mặc dù chưa hết nhiệm kỳ, chưa hết về thời gian bổ nhiệm.

Trường hợp được miễn nhiệm

-Căn cứ vào khoản 3, điều 29 luật cán bộ công chức 2008 thì:

Cán bộ 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ.

–  Cán bộ còn có thể xin miễn nhiệm theo quy định tại điều 30, luật cán bộ, công chức trong các trường hợp sau đây:

  • Cá nhân không đủ sức khỏe
  • Cá nhân đó không đủ năng lực và uy tín để đảm nhiệm chức vụ vị trí hiện tại
  • Theo yêu cầu của nhiệm vụ
  • Hoặc vì lý do khác (hoàn cảnh gia đình, môi trường làm việc không phù hợp,…)

– Công chức theo quy định tại khoản 2, điều 42 nghị định 24/2010/NĐ-CP có thể xin miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

  •  Công chức không đủ sức khỏe phục vụ, làm việc
  •  Được điều động, luân chuyển và bố trí hoặc phân công đồng thời không được kiêm nhiệm chức vụ cũ.
  •  Nhiệm vụ được giao không hoàn thành, bị vi phạm pháp luật hoặc vi phạm kỷ luật Đảng; mức độ xử lý là chưa đến mức cách chức do kỷ luật
  •  Công chức có uy tín, năng lực không đáp ứng đủ để làm việc
  •  Vi phạm thuộc những quy định về bảo vệ chính trị trong nội bộ

    Lưu ý:

  • Công chức lãnh đạo; quản lý nếu miễn nhiệm nhưng chưa được đồng ý từ cấp có thẩm quyền đồng ý thì vẫn phải tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn hiện tại
  •  Công chức lãnh đạo; quản lý được bố trí công tác công việc phù hợp với trình độ; chuyên môn sau khi miễn nhiệm
  •  Các trình tự; thủ tục cũng như thẩm quyền về việc xem xét và quyết định miễn nhiệm là công chức lãnh đạo; quản lý sẽ thực hiện đúng theo quy định pháp luật, cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Hệ quả 

Hậu quả của miễn nhiệm đó là không còn làm việc và giữ chức vụ đó tại cơ quan nhà nước mà có thể làm việc tại một vị trí; chức vụ khác trong cơ quan nhà nước. Khác với bãi nhiệm; và cách thức thì cán bộ sẽ không còn làm việc tại cơ quan nhà nước nữa

Theo khoản 3, khoản 4 điều 44,nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức thì công chức sau khi miễn nhiệm hưởng một số chế độ như sau:

+Công chức sau khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do miễn nhiệm được người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức bố trí, phân công công tác khác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và trình độ, năng lực của công chức.

+Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý miễn nhiệm do không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong 6 tháng kể từ ngày có quyết định .

+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý miễn nhiệm thôi hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm trong các trường hợp sau:

  • Do Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức;
  • Do không đủ năng lực, uy tín để làm việc;
  • Do vi phạm quy định của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ chính trị nội bộ

Phân biệt miễn nhiệm và bãi nhiệm

Tiêu chí Miễn nhiệm Bãi nhiệm
Khái niệm Là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. Là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.
Trường hợp áp dụng – 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ

– Không đủ sức khỏe

– Không đủ uy tín, năng lực

– Theo yêu cầu nhiệm vụ

– Cán bộ vi phạm các quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan

– Không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao

Hình thức – Cán bộ, công chức đang giữ chức vụ tự yêu cầu

– Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm

Cử tri, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bãi nhiệm
Kết quả – Cán bộ, công chức được giao giữ chức vụ khác

– Thôi không làm việc cho cơ quan nhà nước nữa

Thôi không làm việc cho cơ quan nhà nước nữa


Trên đây là tư vấn củaluật sư X về vấn đề ghi âm lén có vi phạm pháp luật, chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn,giúp đỡ của luật sư, hãy sử dụng dịch vụ tư vấn luật   hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Đối tượng miễn nhiệm trong cơ quan nhà nước là ai?” answer-0=”Đối tượng miễn nhiệm trong cơ quan nhà nước là cán bộ, công chức.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”công chức được miễn nhiệm trong những trường hợp nào?” answer-1=”Đối với cán bộ, việc miễn nhiệm được thực hiện trong các trường hợp sau đây: Không đủ sức khỏe; Không đủ năng lực, uy tín; Theo yêu cầu nhiệm vụ; Vì lý do khác.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”cán bộ miễn nhiệm có được làm việc tại cơ quan nhà nước nữa không?” answer-2=”cán bộ miễn nhiệm sẽ không được làm việc tại cơ quan nhà nước nữa.” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm