Năm 2023, môi giới hối lộ trong đấu thầu bị phạt bao nhiêu năm tù?

bởi Nguyen Duy
Năm 2023, môi giới hối lộ trong đấu thầu bị phạt bao nhiêu năm tù

Ngành xây dựng ở Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh khi số lượng và chất lượng các công trình ngày càng tăng, đối với một nhà thầu hoặc môi giới thầu xây dựng việc thầu thành công một công trình có thể mang đến một nguồn lợi lớn cũng chính vì thế không ít vụ việc phát hiện môi giới hối lộ trong đấu thầu. Vậy năm 2023, môi giới hối lộ trong đấu thầu bị phạt bao nhiêu năm tù? Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Hối lộ là gì?

Hối lộ là việc một cá nhân/tổ chức dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất gửi đến cho người có thẩm quyền bằng các hình thức khác nhau, nhằm mục đích mang lợi ích theo yêu cầu của mình.

Như vậy, có thể thấy đây chính là hành vi trao đổi lợi ích giữa cả hai bên: bên đưa hối lộ nhận được lợi ích mà mình mong muốn, bên nhận hối lộ nhận lợi ích vật chất/phi vật chất từ người đưa hối lộ.

Các hành vi liên quan đến hối lộ

Theo quy định hiện hành, hối lộ là hành vi vi phạm pháp luật, những hành vi liên quan gồm

Hành vi đưa hối lộ
Từ phía người đưa hối lộ: Họ sử dụng các lợi ích vật chất như tiền, quà cáp hay những lợi ích vật chất khác hoặc cả lợi ích phi vật chất để mê hoặc người ra quyết định, người có thẩm quyền quyết định một vấn đề nào đó liên quan đến lợi ích của bản thân mình (có thể hợp pháp hoặc không). Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, việc cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều trường hợp các doanh nghiệp, cá nhân lựa chọn hối lộ để đạt được mong muốn. Người đưa hối lộ có thể chủ động hối lộ dưới hình thức quà cáp, hoặc là họ được gợi ý hay ép buộc.

Hành vi nhận hối lộ
Bản thân những người đưa hối lộ là những người có thẩm quyền, có tiếng nói đến một vấn đề nào đó. Bản thân họ biết việc nhận hối lộ là vi phạm pháp luật nhưng vẫn nhận để đạt được lợi ích. Hiện nay pháp luật đã có quy định cụ thể về tội nhận hối lộ để xử lý hành vi này.

Môi giới hối lộ là gì?

Môi giới hối lộ là (hành vi) làm trung gian giữa người nhận và người đưa hối lội theo yêu cầu của một trong hai bên hoặc của cả hai. Hành vi môi giới hối lộ tạo điều kiện cho việc đạt được sự thỏa thuận hoặc để thực hiện sự thỏa thuận về đưa và nhận hối lộ.

Môi giới hối lộ được biểu hiện qua nhiều hành vi đa dạng như:

  • Giới thiệu người đưa hối lộ với người nhận hối lộ;
  • Thúc đẩy, tạo điều kiện để hai bên đưa và nhận hối lộ xúc với nhau;
  • Người môi giới có thể gặp người nhận hối lộ để truyền đạt thông tin, yêu cầu từ người đưa hối lộ hoặc ngược lại. Việc làm này có thể diễn ra một lần hoặc nhiều lần;
  • Thu xếp, bố trí thời gian, địa điểm để người đưa và nhận hối lộ gặp nhau. Trong một số trường hợp, người môi giới có thể có mặt trong cuộc gặp giữa người đưa hối lộ và người nhận hối lộ để chứng kiến hoặc tham gia vào việc đưa và nhận hối lộ.

Môi giới hối là một trong những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Do vậy, môi giới hối lộ bị Bộ luật Hình sự Việt Nam coi là tội phạm.

Môi giới hối lộ trong đấu thầu bị phạt bao nhiêu năm tù?

Năm 2023, môi giới hối lộ trong đấu thầu bị phạt bao nhiêu năm tù

Hiện nay, hành vi môi giới hối lộ trong đấu thầu là hành vi bị cấm được nhà nước quy định cụ thể, tùy vào mức độ vi phạm thì người vi phạm phải nhận mức xử phạt tương ứng. Vậy môi giới hối lộ trong đấu thầu bị phạt bao nhiêu năm tù? Luật sư X xin trình bày như sau:

Căn cứ Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu như sau:

  1. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
  2. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.
  3. Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;

b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;

c) Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.

Theo Điều 122 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về hình thức cấm tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu như sau:

Tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân, cụ thể như sau:

Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 89 của Luật Đấu thầu;
Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 8 và 9 Điều 89 của Luật Đấu thầu;
Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 6 và 7 Điều 89 của Luật Đấu thầu;
Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi vi phạm việc sử dụng lao động quy định tại Khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.

Tội môi giới hối lộ được quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Phạt tiền từ 20 đến dưới 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 02 đến dưới 100 triệu đồng;
  • Lợi ích phi vật chất.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Phạm tội có tổ chức;
  • Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  • Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Của hối lộ trị giá từ 100 đến dưới 500 triệu đồng.

Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500 triệu đến dưới 01 tỷ đồng.

Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm khi phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá trên 01 tỷ đồng.

Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất có giá trị dưới 02 triệu đồng thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người phạm tội mội giới hối lộ có thể bị phạt tiền đến dưới 200 triệu, phạt tù tới 15 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 – 200 triệu đồng. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, việc môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 365 như trên.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Năm 2023, môi giới hối lộ trong đấu thầu bị phạt bao nhiêu năm tù?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Mẫu đơn dự tuyển công chức vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Cán bộ trường đại học làm công tác đấu thầu có cần chứng chỉ?

Theo khoản 1 Điều 16 Luật đấu thầu 2013 quy định cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và có trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của gói thầu, dự án, trừ cá nhân thuộc nhà thầu.
Theo hướng dẫn tại Công văn 2683/BKHĐT-QLĐT năm 2018 thì cá nhân không thuộc đối tượng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu bao gồm:
a) Cá nhân thuộc ban quản lý dự án được thành lập để thực hiện một dự án cụ thể và ban quản lý dự án này sẽ giải thể sau khi kết thúc dự án;
b) Cá nhân thuộc các phòng của Cục, Vụ, Sở, huyện, doanh nghiệp nhà nước… tham gia trực tiếp vào các công việc nêu tại Khoản 7 Điều 35 Thông tư số 03 theo nhiệm vụ được giao và không hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực đấu thầu. Trong đó, hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực đấu thầu là tham gia trực tiếp vào một trong các công việc nêu tại Khoản 7 Điều 35 Thông tư số 03 một cách thường xuyên, liên tục, mang tính chất nghề nghiệp, chuyên môn, chuyên trách;
c) Cá nhân tham gia trực tiếp vào các công việc nêu tại Khoản 7 Điều 35 Thông tư số 03 trong mua sắm tập trung theo mô hình kiêm nhiệm, không thường xuyên, liên tục và không hoạt động chuyên nghiệp, chuyên trách trong lĩnh vực đấu thầu.
Các cá nhân nêu trên khi tham gia vào hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu (không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu).

Trường hợp nào được xem là không có tội, miễn trách nhiệm hình sự đối với tội hối lôi và môi giới hối lộ?

– Tội đưa hối lộ
Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hay toàn bộ của đã dùng hối lộ
– Tội môi giới hối lộ
Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miến trách nhiệm hình sự.

Dấu hiệu pháp lý của tội môi giới hối lộ quy định ra sao?

– Về mặt khách quan của tội phạm: Hành vi bắt buộc phải là hành vi làm trung gian giữa người nhận và người đưa hối lộ. Được biểu hiện thông qua việc người mối giới chuyển yêu cầu về của hối lộ của người nhận cho người đưa, ngược lại chuyển yêu cầu của người đưa cho người nhận, để họ lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, hoặc người môi giới tổ chức để người đưa hối lộ và người nhận hối lộ gặp nhau và tự bàn bạc với nhau về nội dung hối lộ.
Thủ đoạn mối giới có thể áp dụng là đe dọa, tạo áp lực với người đưa hối lộ, cùng với đó khuyến khích, thúc đẩy người nhận hối lộ. Tuy nhiên, thủ đoạn không phải là dấu hiệu bắt buộc, bởi suy đến cùng, bản chất của môi giới hối lộ là tạo điều kiện và giúp sức cho việc hối lộ.
Tội môi giới hối lộ hoàn thành tại thời điểm đạt được sự thỏa thuận giữa hai chủ thể là người nhận hối lộ và người đưa hối lộ, và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện tại Điều 365.
– Chủ thể của tội phạm: Người môi giới hối lộ không bắt buộc phải là người có chức vụ, họ có thể là bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định.
– Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người môi giới phải là cố ý trực tiếp
– Về khách thể của tội phạm: Tội môi giới hối lộ xâm phạm đến quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa, hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, quyền và lợi ích của công dân.
– Về hình phạt: Người môi giới hội lộ có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự bằng hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm