Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

bởi MinhThu
Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Trong cuộc sống hằng ngày, chắc hẳn mọi người đã từng nghe đến những thuật ngữ như “cơ sở hạ tầng” hay “kiến trúc thượng tầng”. Nếu như có sự quan tâm và tìm hiểu về những vấn đề này thì ta có thể thấy rằng, cả hai yếu tố này đều đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế – xã hội của đất nước. Giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng lại có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau chứ không phải là hai yếu tố độc lập, rời rạc. Chúng tôi xin mời bạn cùng tìm hiểu về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng qua bài viết sau đây của LSX nhé!

Khái quát về cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là gì?

Trên thực tế, có hai cách tiếp cận với khái niệm “cơ sở hạ tầng”. Trong cuộc sống, nhắc đến cơ sở hạ tầng thường nghĩ đến điện, đường, trường, trạm,… Tuy nhiên, nó chỉ mới chỉ là những nền tảng hữu hình phục vụ cho các hoạt động của con người. Vậy nên, cần tiếp cận khái niếm về cơ sở hạ tầng dưới góc độ là một phạm trù triết học.

Cơ sở hạ tầng có thể được hiểu là những bộ phận kết cấu, nền tảng cơ bản để phát triển đời sống kinh tế – xã hội; nói một các khác, cơ sở hạ tầng là những điều kiện về vật chất, kỹ thuật,… tồn tại trong đời sống con người. Cơ sở hạ tầng ra đời nhằm mục đích để phục vụ mọi hoạt động trong đời sống cũng như quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. 

Cơ sở hạ tầng xét trên nhiều phương diện có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể là: 

– Xét về phương diện kinh tế hàng hóa: cơ sở hạ tầng được coi là một loại hàng hóa sử dụng trong công cộng, dùng với mục đích để phục vụ cho lợi ích an toàn trong xã hội. 

– Xét về hình thái: cơ sở hạ tầng được thể hiện là những loại tài sản hữu hình, gồm cầu cống, đường xá, các công trình công cộng, hệ thống thủy lợi, lực lượng lao động tri thức và các công trình hạ tầng kỹ thuật,…

– Xét về phương diện đầu tư, cơ sở hạ tầng là sản phẩm và là kết quả của cả một quá trình được đầu tư qua nhiều thế hệ. Đây có thể nói là bộ phận, tài sản có giá trị của đất nước, đáp ứng được mọi yêu cầu phục vụ đời sống kinh tế xã hội của cả một quốc gia. 

Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Đặc điểm của cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể thường bao gồm: kiểu quan hệ sản xuất thống trị trong nền kinh tế. Đồng thời trong mỗi cơ sở hạ tầng xã hội còn có những quan hệ sản xuất khác như: dấu vết, tàn trữ quan hệ sản xuất cũ và mầm mống, tiền đề của quan hệ sản xuất mới. Cuộc sống của xã hội cụ thể được đặt trong trước hết bởi kiểu quan hệ sản xuất thống trị tiêu biểu cho cuộc sống ấy và những quan hệ sản xuất quá độ, hay những tàn dư cũ, mầm mống mới có vai trò nhất định giữa chúng tuy có khác nhau nhưng không tách rời nhau vừa đấu tranh với nhau, vừa liên hệ với nhau và hình thành cơ sở hạ tầng của mỗi xã hội cụ thể ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.

Tính chất của cơ sở hạ tầng

Đặc trưng cho tính chất của một cơ sở hạ tầng là do quan hệ sản xuất thống trị quy định. Quan hệ sản xuất thống trị quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng chung của toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội. Quy định tính chất cơ bản của toàn bộ cơ sở hạ tầng xã hội đương thời mặc dù quan hệ tàn dư, mầm mống có vị trí không đáng kể trong xã hội có nền kinh tế xã hội phát triển đã trưởng thành, nhưng lại có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của xã hội đang ở giai đoạn mang tính chất quá độ.

Cơ sở hạ tầng mang tính chất đối kháng tồn tại trong xã hội mà dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Tính chất đối kháng của cơ sở hạ tầng được bắt nguồn từ những mâu thuẫn nội tại không thể điều hoà được trong cơ sở hạ tầng đó và do bản chất của kiểu quan hệ sản xuất thống trị quy định. Đó là sự biểu hiện của sự đối lập về lợi ích kinh tế giữa các tập đoàn người trong xã hội.

Như vậy, cơ sở hạ tầng là tổng thể và mâu thuẫn rất phức tạp, là quan hệ vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người. Nó được hình thành trong quá trình sản xuất vật chất và trực tiếp biến đổi theo sự tác động và phát triển của lực lượng sản xuất.

Khái quát về kiến trúc thượng tầng

Kiến trúc thượng tầng là gì?

Cùng tồn tại song song với cơ sở hạ tầng đó chính là kiến trúc thượng tầng. Xã hội sẽ phản ánh đúng nền kinh tế còn chế độ chính trị sẽ phản ánh đúng nhà nước như thế nào. Để xây dựng nên bộ mặt tinh thần của một cơ sở hạ tầng thì cần có các bộ phận của kiến trúc thượng tầng.

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ thuật… với những thể chế tương ứng bao gồm nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể,… được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

Mặt khác, có thể hiểu, kiến trúc thượng tầng là những hiện tượng xã hội, biểu hiện tập trung đời sống tinh thần của xã hội, là bộ mặt tinh thần tư tưởng của hình thái kinh tế -xã hội. Nó đóng vai trò quan trọng cùng các bộ phận khác trong xã hội hợp thành cơ cấu hoàn chỉnh của hình thái kinh tế-xã hội.

Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật phát triển riêng, nhưng không tồn tại tách rời nhau mà tác động qua lại lẫn nhau và đều này sinh trên cơ sở hạ tầng, phản ánh cơ sở hạ tầng. Xong không phải tất cả các yêu tố của kiến trúc thượng tầng đều liên hệ như nhau đối với cơ sở hạ tầng của nó có những yếu tố như: Chính trị, pháp luật có quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng, có những yếu tố như: Triết học, tôn giáo, nghệ thuật chỉ quan hệ gián tiếp với nhau.

Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp. Đó chính là cuộc đấu tranh và mặt chính trị – tư tưởng của các giai cấp đối kháng, trong đó đặc trưng là sự thống trị về mặt chính trị tư tưởng của giai cấp thống trị.

Trong các bộ phận có kiến trúc thượng tầng, Nhà nước ta có tổ chức quyền lực cao nhất giữ vai trò quyết định. Nhờ có Nhà nước mà giai cấp thống trị mới thực hiện sự thống trị của mình về tất cả các mặt của đời sống xã hội.

Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Đặc điểm của kiến trúc thượng tầng

Các bộ phận khác nhau của kiến trúc thượng tầng đều ra đời và có vai trò nhất định trong việc tạo nên bộ mặt tinh thần, tư tưởng của xã phát triển trên một cơ sở hạ tầng nhất định, là phản ánh cơ sở hạ tầng. Song không phải tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều liên quan như nhau với cơ sở hạ tầng của nó. Mà trong xã hội có giai cấp, tư tưởng chính trị, tư tưởng pháp quyền cùng những tổ chức tương ứng như chính đảng, nhà nước là những bộ phận quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất và là thành phần chính của kiến trúc thượng tầng, tiêu biểu cho chế độ chính trị, xã hội ấy. Ngoài ra còn có các yếu tố khác đối lập với những tư tưởng quan điểm, tổ chức chính trị của các giai cấp bị trị.

Tính chất của kiến trúc thượng tầng

Ngoài ra còn có các yếu tố khác đối lập với những tư tưởng quan điểm, tổ chức chính trị của các giai cáp bị trị. Kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp mang tính giai cấp sâu sắc. Tính giai cấp của kiến trúc thượng tầng biểu hiện ở sự đối địch về quan điểm, tư tưởng và các cuộc đấu tranh về tư tưởng của các giai cấp đối kháng.

Bộ phận có quyền lực mạnh nhất của kiến trúc thượng tầng của xã hội có tính chất đối kháng giai cấp là nhà nước-Đây là công cụ của giai cấp thống trị tiêu biểu cho xã hội về mặt pháp lý- chính trị.

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, những tàn dư tư tưởng của các giai cấp thống trị bóc lột vẫn còn tồn tại trong kiến trúc thượng tầng. Vì vậy, trong kiến trúc thượng tầng của các nước xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ này vẫn còn sự đấu tranh giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa với những tàn dư tư tưởng khác. Chỉ đến chủ nghĩa cộng sản, tính giai cấp của giai cấp của giai cấp thượng tầng mới bị xoá bỏ.

Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là gì?

Trên cơ sở khái quát về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ, cụ thể cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng và kiến trúc thượng tầng lại có sự tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng.

– Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng quyết định nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng, nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng. Tương ứng với một cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng phù hợp, có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó.

Mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội – cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra, – cả hai cái đó tạo thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của mỗi thời đại” – Ph.Ăng-ghen

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng trước hết thể hiện ở chỗ:

Tính chất của kiến trúc thượng tầng là do tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần của xã hội.

Các mâu thuẫn trong kinh tế, xét đến cùng, quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng; cuộc đấu tranh giai cấp về chính trị tư tưởng là biểu hiện những đối kháng trong đời sống kinh tế. Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp quyền, triết học, tôn giáo, v.v. đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định.

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng còn thể hiện ở chỗ: cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn, kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo.

“Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng” – C.Mac

Cơ sở hạ tầng quyết định sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng, những biến đổi trong cơ sở hạ tầng tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự biến đổi trong kiến trúc thượng tầng; do đó sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với sự biến đổi của cơ sở hạ tầng. Tính chất phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng có nguyên nhân từ vai trò quyết định của kinh tế đối với toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của xã hội.

Tuy cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng đó không phải là sự phù hợp một cách giản đơn, máy móc. Toàn bộ kiến trúc thượng tầng, cũng như các yếu tố cấu thành nó đều có tính độc lập tương đối trong quá trình vận động phát triển và tác động một cách mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng.

– Sự tác động trở lại kiến trúc thượng tầng

Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều tác động đến cơ sở hạ tầng, tuy nhiên, mỗi yếu tố có vai trò không giống nhau. Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều:

  • Nếu kiến trúc thượng tầng tác động cùng chiều với cơ sở hạ tầng thì thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển.
  • Nếu kiến trúc thượng tầng tác động ngược chiều với cơ sở hạ tầng thì kìm hãm hay huỷ diệt cơ sở hạ tầng sinh ra nó.

Thông tin liên hệ:

Công tyLSX- chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi có cung cấp dịch vụ luật sư về Thừa kế đất đai, quý khách hàng có thể yên tâm sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Đừng ngại ngần hãy liên hệ ngay với LSX qua hotline: 0833102102 để cho chúng tôi biết mong muốn và yêu cầu của bạn. LSX rất hân hạnh đón chào quý khách! 

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Ví dụ về cơ sở hạ tầng

Để lấy ví dụ về cơ sở hạ tầng, thì cần xem lại khái niệm về cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng bao gồm: các công trình giao thông, nhà cửa, tòa nhà hay lực lượng lao động, nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp,… được gọi chung là cơ sở hạ tầng
Ví dụ cụ thể nhất về cơ sở hạ tầng như sau: Kết cấu giao thông chúng ta thấy bao gồm con đường (có thể đường đất hoặc đường dầu), phương tiện giao thông bao gồm ô tô, xe tải, xe máy, xe bus,… ngoài ra còn có các vật xung quanh trên đường như hàng rào, các cột biển báo, đèn giao thông, cầu đường,… 

Phân biệt các loại cơ sở hạ tầng như thế nào?

Để có thể phân biệt các loại cơ sở hạ tầng, bạn có thể dựa trên những tiêu chí khác nhau, cụ thể như sau:
– Căn cứ theo lĩnh vực kinh tế, xã hội
Cơ sở hạ tầng kinh tế là một bộ phận thuộc những ngành phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông hàng hóa. Nó sẽ gồm hệ thống đường xá, giao thông vận tải, thủy lại, cấp thoát nước, sân bay, bến cảng…
Cơ sở hạ tầng xã hội là bộ phận thuộc các lĩnh vực đảm bảo những điều kiện chung cho hoạt động văn hóa, xã hội, đời sống của con người với các ngành y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, các công trình công cộng.
Cơ sở hạ tầng môi trường là bộ phận thuộc các lĩnh vực phục vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn, cải tạo môi trường sống như các công trình phòng chống thiên tai, công trình bảo vệ đất, rừng, biển, hệ thống xử lý chất thải công nghiệp…
Cơ sở hạ tầng an ninh quốc phòng là một bộ phận đảm bảo những điều kiện vật chất kỹ thuật chung cho lĩnh vực này gồm hệ thống cơ sở vật chất sản xuất bảo quản vũ khí, bảo dưỡng vũ khí, khí tài,…
– Căn cứ theo các ngành kinh tế quốc dân
Cơ sở hạ tầng sẽ được phân theo các ngành như: giao thông vận tải, bưu chính, năng lượng, xây dựng, thủy lợi, giáo dục, y tế, văn hóa xã hội…
– Căn cứ theo vùng lãnh thổ, khu vực dân cư
Cơ sở hạ tầng được chia thành: cơ sở hạ tầng đô thị, cơ sở hạ tầng nông thôn, cơ sở hạ tầng kinh tế biển, cơ sở hạ tầng đồng bằng…
– Căn cứ theo cấp quản lý
Cơ sở hạ tầng được chia thành các cấp do trung ương quản lý, do địa phương quản lý:
+ Do trung ương quản lý bao gồm cơ sở hạ tầng có quy mô lớn gồm hệ thống đường quốc lộ, đường sắt, sân bay, bến cảng,…
+ Do địa phương quản lý gồm: cơ sở hạ tầng giao cho tỉnh/huyện/xã như cầu đường, kênh rạch, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa…
Nhờ vào cách phân loại này nhằm để xác định được rõ trách nhiệm cũng như nâng cao tính chủ động của các cấp chính quyền trong việc khai thác tối đa các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương. Đồng thời, nhờ vào đó để có được biện pháp quản lý, sử dụng tốt cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý.
– Căn cứ theo tính chất, đặc điểm
Cơ sở hạ tầng được phân thành cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất và phi vật chất:
+ Cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất gồm các công trình như hệ thống đường giao thông, điện, kênh rạch, trường học, công trình y tế, cơ sở quốc phòng an ninh…
+ Cơ sở hạ tầng mang hình thái phi vật chất bao gồm hệ thống thiết chế xã hội, cơ chế hoạt động, an ninh trật tự, thủ tục hành chính… Đây đều là các yếu tố liên quan đến điều kiện, môi trường phục vụ cho các hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm