Thi công xây dựng công trình là gì? [Có thể bạn nên biết]

bởi Ngọc Gấm
Thi công xây dựng công trình là gì?

Khi di chuyển trên các khu đường phố tại Việt Nam, bạn sẽ rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh các địa điểm để bảng ký hiệu ghi nhận thi công xây dựng công trình. Vậy bạn có biết ý nghĩa thật sự của bảng thi công xây dựng công trình là gì hay không hay nó chỉ đóng vai trò là một biển báo trang trí. Để cung cấp thêm cho quý đọc giả về bảng thi công xây dựng công trình, LSX xin mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Thi công xây dựng công trình là gì?

Thi công xây dựng công trình chính là việc những nhà đầu tư tiến hành việc xây dựng, lắp đặt hoặc sửa chữa, hoặc di dời một công trình nào đó. Việc lắp đặt bảng thi công xây dựng công trình là một trong những việc bắt buộc trong xây dựng nhằm giúp cho người đi đường nhận diện được công trình và biết cách tránh né các công trình xây dựng còn đang dang dở tọa lạc trên các trục đường.

Theo quy định tại khoản 38 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định như sau:

“38. Thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.”

Các loại công trình thi công hiện nay

Tại Việt Nam tương ứng với các loại công trình xây dựng thì sẽ có các loại bảng hiểu khác nhau. Hiện nay tại Việt Nam theo quy định mới nhất của Bộ Xây dựng, Việt Nam có tổng cộng 05 loại công trình xây dựng, trải dài từ việc xây dựng các công trình có mục đích dân dụng như xây dựng nhà ở cho đến các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng đường cao tốc xây dựng, bệnh viện, trường học.

Theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP thì tại Việt Nam có các loại công trình như sau:

  1. Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng (công trình dân dụng);
  2. Công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp (công trình công nghiệp);
  3. Công trình cung cấp cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật (công trình hạ tầng kỹ thuật);
  4. Công trình phục vụ giao thông vận tải (công trình giao thông);
  5. Công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn)

Điều kiện kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình

Để có thể kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình thì bản thân doanh nghiệp của bạn phải được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép kinh doanh có hoạt động kinh doanh là xây dựng, tiếp đến công ty của bạn phải đảm bảo có các chủ huy trưởng công trình xây dựng, các công nhân được đào tạo về xây dựng, có các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho quá trình xây dựng.

Theo quy định tại Điều 157 Luật Xây dựng 2020 quy định về điều kiện của tổ chức thi công xây dựng công trình như sau:

“1. Có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình xây dựng.

2. Chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp.

3. Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng xây dựng công trình.”

Thi công xây dựng công trình là gì?
Thi công xây dựng công trình là gì?

Yêu cầu đối với việc thi công xây dựng công trình

Các yêu cầu cơ bản đối với việc thi công xây dựng công trình của một chủ đầu tư hiện nay thường xoay quanh các vấn đề có liên quan đến nhận diện công trình xây dựng thông qua bảng vẽ, biển cảnh báo, chất liệu, vật liệu xây dựng, bố trí thi công trong suốt quá trình xây dựng, nhân công hoạt động trong suốt quá trình xây dựng và việc đảm bảo an toàn trong việc thi công các công trình.

Theo quy định tại Điều 107 Luật Xây dựng 2020 quy định về yêu cầu đối với công trường xây dựng như sau:

“1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng. Nội dung biển báo gồm:

a) Tên, quy mô công trình;

b) Ngày khởi công, ngày hoàn thành;

c) Tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tổ chức thiết kế xây dựng và tổ chức hoặc cá nhân giám sát thi công xây dựng;

d) Bản vẽ phối cảnh công trình.

2. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm quản lý toàn bộ công trường xây dựng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ đầu tư tổ chức quản lý. Nội dung quản lý công trường xây dựng bao gồm:

a) Xung quanh khu vực công trường xây dựng phải có rào ngăn, trạm gác, biển báo dễ nhìn, dễ thấy để bảo đảm ngăn cách giữa phạm vi công trường với bên ngoài;

b) Việc bố trí công trường trong phạm vi thi công của công trình phải phù hợp với bản vẽ thiết kế tổng mặt bằng thi công được duyệt và điều kiện cụ thể của địa điểm xây dựng;

c) Vật tư, vật liệu, thiết bị chờ lắp đặt phải được sắp xếp gọn gàng theo thiết kế tổng mặt bằng thi công;

d) Trong phạm vi công trường xây dựng phải có các biển báo chỉ dẫn về sơ đồ tổng mặt bằng công trình, an toàn, phòng, chống cháy, nổ và các biển báo cần thiết khác.

3. Nhà thầu thi công xây dựng phải có các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và phương tiện ra vào công trường, tập kết và xử lý chất thải xây dựng phù hợp, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh khu vực công trường xây dựng.”

Thông tin liên hệ:

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Thi công xây dựng công trình là gì? “. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Cần chuẩn bị mặt bằng xây dựng như thế nào?

– Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
– Thời hạn giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng yêu cầu tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt hoặc quyết định của người có thẩm quyền.
– Việc bàn giao toàn bộ hoặc một phần mặt bằng xây dựng để thi công theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng.
– Bảo đảm kinh phí cho bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có).

Các yêu cầu khi sử dụng vật liệu xây dựng?

1. An toàn, hiệu quả, tiết kiệm, thân thiện với môi trường.

2. Vật liệu, cấu kiện sử dụng vào công trình xây dựng phải theo đúng thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) đã được phê duyệt, bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa.

3. Vật liệu xây dựng được sử dụng để sản xuất, chế tạo, gia công bán thành phẩm phải phù hợp với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ, vật liệu trong nước. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, việc sử dụng vật liệu nhập khẩu phải được quy định trong nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phù hợp với thiết kế xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) do người quyết định đầu tư quyết định.

Lắp biển công trình như thế nào?

Chủ đầu tư có trách nhiệm lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng. Nội dung biển báo gồm:
– Tên, quy mô công trình;
– Ngày khởi công, ngày hoàn thành;
– Tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tổ chức thiết kế xây dựng và tổ chức hoặc cá nhân giám sát thi công xây dựng;
– Bản vẽ phối cảnh công trình.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm