Năm 2023, một mảnh đất có được cấp hai sổ đỏ không?

bởi Nguyen Duy
Năm 2023, một mảnh đất có được cấp hai sổ đỏ không

Xin chào Luật sư, tôi và anh ruột góp tiền nhau mua một mảnh đất tại gần khu công nghiệp Đồng Nai, sau khi các thủ tục gần hoàn tất và chỉ còn đi làm sổ đỏ để xác nhận quyền xử dụng đất thì anh trai tôi yêu cầu phải làm 2 sổ đỏ, vì nếu chỉ có một sổ đỏ tôi giữ thì sẽ rất dễ có tranh chấp đất đai sau này. Nhưng tôi chưa bao giờ nghe đến chuyện một mảnh đất có hai sổ đỏ. Vậy Một mảnh đất có được cấp hai sổ đỏ không? Xin được giải đáp.

Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ.

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
  • Tuy nhiên, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới, cụ thể:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).

Nguyên tắc về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã; phường, thị trấn; mà có yêu cầu; thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.

– Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất; nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất; người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu; thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

– Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người sử dụng đất; chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính; hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính; và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm; thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.

– Trường hợp quyền sử dụng đất; hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng; thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

Trường hợp quyền sử dụng đất; hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở; và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng; mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ; hoặc chồng; thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ; và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.

– Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai; hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất; không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề; thì khi cấp; hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất; và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất; thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có); được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật Đất đai

Một mảnh đất có được cấp hai sổ đỏ không?

Năm 2023, một mảnh đất có được cấp hai sổ đỏ không
Năm 2023, một mảnh đất có được cấp hai sổ đỏ không

Khoản 1 Điều 98 Luật Đất đai hiện nay chỉ rõ:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất.

Theo đó, về nguyên tắc, mỗi thửa đất chỉ được cấp một Sổ đỏ. Thế nhưng khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 cũng quy định ngoại lệ:

Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Quy định nêu trên đã rõ, trường hợp một mảnh đất có nhiều Sổ đỏ là trường hợp mảnh đất đó có nhiều người chung quyền sử dụng. Trường hợp này Sổ đỏ sẽ ghi tên đầy đủ từng người và mỗi người được cấp một Sổ. Tuy nhiên, nếu như những người này có yêu cầu thì chỉ cấp duy nhất một Sổ và người đại diện cầm Sổ.

Tại dự thảo Luật Đất đai (dự kiến thông qua vào tháng 10/2023) vẫn tiếp tục kế thừa quy định nêu trên tại Luật Đất đai 2013, không có sự điều chỉnh.

Mua phải đất có nhiều Sổ đỏ phải làm sao?

Trong trường hợp thừa đất có nhiều người chung quyền sử dụng như nêu trên, việc mảnh đất đó có nhiều Sổ đỏ là hoàn toàn hợp pháp, theo đúng quy định của Luật Đất đai. Do đó, bạn không cần phải lo ngại về tính pháp lý trong trường hợp này.

Trong trường hợp mảnh đất đó chỉ có duy nhất một cá nhân/hộ gia đình có quyền sử dụng nhưng lại có nhiều Sổ đỏ thì rõ ràng, đây là điều bất hợp lý.

Trên thực tế đã có những người trường hợp người có quyền sử dụng đất đã chuyển nhượng mảnh đất đó cho người khác. Nhưng sau đó lại tiếp tục đi làm thủ tục cấp Sổ đỏ cho chính mảnh đất đó và lại tiếp tục chuyển nhượng cho người tiếp theo.

Nếu là “nạn nhân” của trường hợp này, bạn cần kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét, thu hồi lại Sổ đỏ đã cấp.

Theo Điều 106 của Luật Đất đai hiện hành, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi Sổ đỏ trong trường hợp Sổ đỏ đã cấp không đúng đối tượng sử dụng đất. Việc thu hồi Sổ đỏ do Sở Tài nguyên Môi trường (được UBND cấp tỉnh ủy quyền) hoặc UBND cấp huyện quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.

Trường hợp kiến nghị không được giải quyết, bạn có thể làm thủ tục khởi kiện quyết định hành chính đến Tòa án.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Năm 2023, một mảnh đất có được cấp hai sổ đỏ không?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đăng ký bản quyền Bắc Giang. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới?

– Trường hợp sổ hồng được cấp cho người sử dụng đất (không có tài sản trên đất):
Căn cứ theo quy định tại Điều 125, Điều 126 Luật Đất đai 2013; thì sổ hồng được cấp cho người sử dụng đất sẽ có thời hạn là ổn định lâu dài; (ví dụ như đất ở của hộ gia đình cá nhân, đất tín ngưỡng,…); hoặc thời hạn sử dụng là 50 năm; hoặc 70 năm; (ví dụ đất nông nghiệp được Nhà nước giao/cho thuê; đất thương mại dịch vụ được Nhà nước giao/cho thuê,…). Theo đó, cũng có thể hiểu giá trị của sổ hồng là ổn định; lâu dài (vĩnh viễn); hoặc 50 năm hoặc 70 năm;
– Trường hợp sổ hồng được cấp cho người sử dụng đất đồng thời là người sở hữu tài sản trên đất:
Đối với đất; thì thời hạn sử dụng như chúng tôi đã trình bày ở trên. Còn đối với tài sản gắn liền với đất là căn hộ chung cư; thì tùy thuộc cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư; (Điều 99 Luật Nhà ở 2014); mà thời hạn sử dụng nhà ở là căn hộ chung cư có thể khác nhau là 20 năm, 30 năm; hoặc 50 năm…; hoặc đối với nhà ở riêng lẻ; thì có thời hạn sử dụng được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và hiện trạng thực tế của nhà ở (khoản 3 Điều 46 Luật Nhà ở 2014);
Trường hợp sổ hồng được cấp cho chủ sở hữu công trình xây dựng khác; không phải là nhà ở (ví dụ công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị,…); thì căn cứ quy định tại:
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 03:2012/BXD tại mục 2.2.1.8 độ bền vững/tuổi thọ/thời hạn tồn tại của công trình xây dựng tùy thuộc từng bậc (gồm 04 bậc I, II, III, IV); mà có sự khác nhau, trong đó, bậc I là các công trình có niên hạn sử dụng trên 100 năm, giảm dần ở các bậc II (niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm), III (niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm); IV (niên hạn sử dụng dưới 20 năm);
Và tuổi thọ của công trình (tuổi thọ thiết kế là khoảng thời gian công trình được dự kiến sử dụng, đảm bảo yêu cầu về an toàn và công năng sử dụng, áp dụng theo các quy chuẩn kỹ thuật; tiêu chuẩn có liên quan; hoặc tuổi thọ thực tế là thời gian được sử dụng thực tế, đảm bảo các yêu cầu về an toàn và công năng sử dụng của công trình); theo quy định tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP là do chủ đầu tư quyết định; và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định, nghiệm thu;

Thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu được thực hiện tại cơ quan nào?

Điều 59 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giao đất; cho thuê đất; chuyển mục đích sử dụng đất đối với từng nhóm đối tượng hay chính là thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu; thuộc thẩm quyền quyết định của các cơ quan như:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân cấp huyện
Ủy ban nhân dân cấp xã

Các khoản phí phải nộp khi làm thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu?

Tiền sử dụng đất nếu thuộc trường hợp phải nộp. Đây là chi phí lớn nhất khi làm sổ đỏ, sổ hồng.
Lệ phí trước bạ phải nộp = 0.5% x (Giá đất tại Bảng giá đất x Diện tích)
Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tùy thuộc từng địa phương.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm