Mua bán đất lấn chiếm có vi phạm pháp luật không năm 2023?

bởi Hương Giang
Mua bán đất lấn chiếm

Đất đai luôn là vấn đề phát sinh nhiều tranh chấp trong cuộc sống thường ngày của người dân. Đáng nói đến là vấn nạn mua bán chuyển nhượng đất đai có nguồn gốc không rõ ràng, đất đai có được từ việc lấn chiếm bất hợp pháp,… diễn ra tràn lan trong xã hội. Vậy xét dưới góc độ pháp luật hiện hành, hành vi mua bán đất lấn chiếm có vi phạm pháp luật không? Mua bán đất lấn chiếm bị xử phạt như thế nào? Mua bán đất lấn chiếm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm đất lấn chiếm

Khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định rõ về hành vi lấn đất, chiếm đất như sau: Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.
  • Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.
  • Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp).

Theo đó, đất lấn, chiếm là diện tích đất có được do hành vi lấn đất, chiếm đất của cá nhân, tổ chức.

Mua bán đất lấn chiếm có vi phạm pháp luật không?

Điều 188, Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện được thực hiện chuyển nhượng, cho thuê, mua bán, thừa kế… Cụ thể, muốn chuyển nhượng, mua bán, thừa kế hợp pháp, mảnh đất cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Phải có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp. Trừ trường hợp quy định trong Khoản 3, Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế ở Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai.
  • Phải là đất không có tranh chấp.
  • Đất còn thời hạn sử dụng.
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án theo quy định của Pháp luật.

Trong khi đó, đất lấn chiếm không có đầy đủ sổ đỏ; là đất tranh chấp giữa chủ sở hữu với người cố tình lấn chiếm. Như vậy, đất lấn chiếm không đáp ứng 2/4 điều kiện quan trọng trên. Do đó, đất lấn chiếm không thể thực hiện mua bán, thừa kế, chuyển nhượng, cho thuê…

Điều 12, Luật Đất đai 2013 quy định rất rõ những hành vi bị nghiêm cấm. Trong đó có Khoản 1: “Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai”. Như vậy cố tình lấn chiếm đất của người khác và mang đi giao dịch là hành vi vi phạm pháp luật; vi phạm Luật Đất đai 2013.

Mua bán đất lấn chiếm
Mua bán đất lấn chiếm

Mua bán đất lấn chiếm bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt là:

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và “mức xử phạt” như sau:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm;
  • Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm;
  • Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất;
  • Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Mua bán đất lấn chiếm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Quy định xử phạt đối với trường hợp giao dịch đất lấn chiếm và bị quy vào tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Điều 174: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

1. Bị phạt cải tạo không giam dữ đến 3 năm; hoặc phạt tù từ 6 tháng – 3 năm nếu: sử dụng thủ đoạn dối trá chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 – dưới 50 triệu đồng; hoặc dưới 2 triệu nhưng thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

  • Đã xử phạt hành chính về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng có tình vi phạm tiếp.
  • Đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ Luật Hình sự 2015. Chưa xóa án tinh nhưng lại vi phạm.
  • Gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình an ninh, trật tự.
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Phạm tội có tổ chức.
  • Phạm tội có tính chuyên nghiệp.
  • Tái phạm có tính nguy hiểm.
  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu – dưới 200 triệu.
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, danh nghĩa của cơ quan, tổ chức.
  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đến dưới 50 triệu nhưng thuộc một trong 4 trường hợp ở Khoản 1.

3. Bị phạt tù từ 7 đến 15 năm nếu vi phạm một trong các trường hợp dưới đây:

  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu – dưới 500 triệu.
  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 – dưới 200 triệu nhưng vi phạm vào một trong 4 trường hợp ở Khoản 1.

4. Bị phạt tù từ 12 năm – 20 năm hoặc tù chung thân nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:

  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu trở lên.
  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 – dưới 500 triệu nhưng thuộc một trong 4 điểm của Khoản 1.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mua bán đất lấn chiếm” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đất lấn chiếm có mua bán, sang nhượng, thừa kế được không?

Điều 188, Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện được thực hiện chuyển nhượng, cho thuê, mua bán, thừa kế… Cụ thể, muốn chuyển nhượng, mua bán, thừa kế hợp pháp, mảnh đất cần đáp ứng các điều kiện sau:
Phải có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp. Trừ trường hợp quy định trong Khoản 3, Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế ở Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai.
Phải là đất không có tranh chấp.
Đất còn thời hạn sử dụng.
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án theo quy định của Pháp luật.
Trong khi đó, đất lấn chiếm không có đầy đủ sổ đỏ; là đất tranh chấp giữa chủ sở hữu với người cố tình lấn chiếm. Như vậy, đất lấn chiếm không đáp ứng 2/4 điều kiện quan trọng trên. Do đó, đất lấn chiếm không thể thực hiện mua bán, thừa kế, chuyển nhượng, cho thuê…

Thủ tục khởi kiện buộc trả lại đất đã lấn chiếm như thế nào?

Để buộc người lấn chiếm trả lại đất, người khởi kiện cần tiến hành các thủ tục cần thiết để được Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp như sau:
 Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nơi có đất bị lấn chiếm giải quyết trong thời hiệu pháp luật quy định
 Tòa ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí khi hồ sơ hợp lệ
Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí rồi nộp lại biên lai cho Tòa
Tòa án ra quyết định thụ lý và tiến hành thủ tục cần thiết để giải quyết.

Lấn chiếm đất công có được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 75 Luật đất đai 2013, một trong những điều kiện được bồi thường về đất của hộ gia đình, cá nhân đó chính là đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận). Cho nên nếu đất lấn chiếm kênh rạch không có sổ đỏ sẽ không được bồi thường.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm