Mua lại đồ trộm cắp, phạt đến 3 năm tù!

bởi Luật Sư X
Mua lại đồ trộm cắp, phạt đến 3 năm tù!

Mua lại xe cũ có lẽ là phương án được rất nhiều người lựa chọn do phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân. Tuy nhiên, nếu như mua xe không có giấy tờ hay nói cách khác là xe do trộm cắp có được thì giá sẽ rẻ hơn rất nhiều. Liệu hành vi này có vi phạm pháp luật hay không? Hướng xử lý như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X. 

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Giao dịch mua bán đồ ăn trộm là giao dịch dân sự vô hiệu. 

Để có một giao dịch dân sự có hiệu lực, pháp luật quy định giao dịch đó phải đáp ứng các yêu cầu sau: 

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch;
  • Tự nguyện tham gia giao dịch;
  • Mục đích, nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức của xã hội.

Cụ thể hóa tại Điều 117 của Bộ luật Dân sự 2015, quy định như sau: 

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Theo đó, nếu không đáp ứng được những yêu cầu trên thì giao dịch dân sự sẽ bị vô hiệu. Việc mua đồ do ăn trộm, ăn cắp thì sẽ thuộc vào trường hợp vi phạm các điều cấm của pháp luật. 

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là các bên sẽ trả lại cho nhau những gì đã nhận. Nghĩa là, người mua phải trả lại tài sản đã mua, người bán sẽ phải trả lại tiền cho người mua. 

Bởi vậy, nếu đã thực hiện việc mua bán tài sản, bạn nên tìm hiểu nguồn gốc tài sản để tránh phải “tốn công”, thậm chí là chịu những hậu quả pháp lý bất lợi như truy cứu trách nhiệm hình sự. 

2. Truy cứu trách nhiệm hình sự nếu mua bán đồ ăn cắp. 

Trách nhiệm hình sự sẽ đặt ra hay không còn tùy thuộc vào hành vi vi phạm, chi tiết phạm tội. Luật sư X có đặt ra hai trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi mua bán đồ trộm cắp như sau:

Thứ nhất, Không có sự hứa hẹn về việc mua tài sản sau khi trộm.

Trường hợp này có nghĩa là, việc mua bán được diễn ra sau khi tội phạm đã hoàn thành việc trộm cắp. Trách nhiệm đặt ra ở đây chỉ là “chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có”. Căn cứ vào  Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau: 

Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, mức xử phạt cao nhất với hành vi chứa chấp, mua bán đồ do ăn trộm có được có thể lên đến 15 năm tù.

Thứ hai, có sự thỏa thuận trước về mua đồ trộm cắp. 

Hành vi này có thể thấy. gia đoạn mua bán đồ trộm cắp đã có sự tính toán về ý chí từ trước. Căn cứ vào Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 co quy định như sau: 

Điều 173: Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Trong trường hợp này, người mua xe có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Trộm cắp tài sản với vai trò là đồng phạm.

Mức xử phạt cho người nào trộm cắp tài sản trị giá từ 02 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn !

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ giải quyết hành chính Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm