Mức bồi thường chi phí đào tạo được quy định như thế nào?

bởi NguyenThiQuynhAnh
Mức bồi thường chi phí đào tạo được quy định như thế nào?

Bồi thường chi phí đào tạo là gì? Trong quá trình làm việc, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng nhiều công ty cử người lao động đi học. Nhiều công ty đã bỏ tiền ra và tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội nâng cao chuyên môn. Trường hợp người lao động không làm việc lâu dài có phải bồi thường chi phí đào tạo cho công ty không? Đây hẳn là thắc mắc của nhiều người lao động hiện nay.

Xin chào luật sư. Em muốn hỏi vấn đề như sau: Em ký hợp đồng làm việc tại công ty X không xác định thời hạn. Công ty cho em đi học khóa đào tạo có chi phí học khoảng 100 triệu. Ký thêm bản cam kết làm việc trên 5 năm nếu không chịu bồi thường chi phí và phạt 100 triệu. Em mới làm việc được 3 năm, muốn xin nghỉ. Công ty yêu cầu bồi thường 200 triệu có hợp pháp không? Mức bồi thường chi phí đào tạo được tính như thế nào? .

Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Người lao động đã được cử đi đào tạo trong quá trình làm việc hầu hết cam kết làm việc lâu dài. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan họ không thể đồng hành cùng công ty thời hạn theo cam kết. Như vậy, liệu họ có phải bồi thường chi phí đào tạo và tiền phạt vi phạm cam kết hay không?

Hợp đồng lao động là gì?

Hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó ghi rõ về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, công việc được giao và trả công tương ứng. Một số điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng như sau:

  • Thông tin của người sử dụng lao động: tên, địa chỉ, liên hệ,…
  • Thông tin của người lao động: tên, địa chỉ, sdt,…
  • Công việc và địa điểm làm việc
  • Mức lương, ngày trả lương, hình thức thanh toán,
  • Thời gian làm việc, nghỉ ngơi
  • Đào tạo, bồi dưỡng

Như vậy chi phí cho người lao động đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng có thể được thỏa thuận ngay trong hợp đồng lao động. Ngoài ra một số trường hợp có thể kèm theo một bản cam kết riêng. Trong cam kết ghi rõ về các khoản chi phí như tiền học, ăn ở, sinh hoạt đã được chu cấp. Bên cạnh đó có các điều khoản về bồi thường chi phí đào tạo và khoản tiền phạt nếu vi phạm cam kết làm việc lâu dài.

Bồi thường chi phí đào tạo bao gồm khoản tiền nào?

Chi phí đào tạo được hiểu là khoản tiền mục đích người lao động học tập nâng cao chuyên môn. Thông thường chi phí này được công ty cung cấp cho nhân viên. Căn cứ theo khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 quy định chi phí đào tạo bao gồm:

  • Các khoản chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, máy, thiết bị, vật liệu thực hành,
  • Các chi phí khác hỗ trợ cho người học
  • Tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học
  • Trường hợp đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo

Tất cả các khoản tiền trên đều phải có chứng từ hợp lệ và mức chi tiêu hợp lý. Những khoản trên thường được thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng lao động hoặc cam kết đào tạo. Đây cũng là căn cứ tính mức bồi thường chi phí đào tạo lao động. Trường hợp phải hoàn trả chi phí đào tạo nêu trên là khi nào?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là khi thời hạn hợp đồng vẫn còn, nhưng một trong các bên đưa ra quyết định chấm dứt. Theo quy định luật lao động hiện hành người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần sự đồng ý của công ty. Tuy nhiên, người lao động phải tuân thủ quy định về thời gian báo trước khi nghỉ. Cụ thể thời hạn thông báo trước:

  • Ít nhất là 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn
  • Ít nhất là 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn
  • Ít nhất là 3 ngày đối với hợp đồng dưới 12 tháng

Trường hợp không thông báo đủ số ngày theo quy định mà vẫn nghỉ việc thì được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Căn cứ Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 về nghĩa vụ của người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật như sau:

  1. Không được hưởng trợ cấp thôi việc
  2. Bồi thường nửa tháng lương. Ngoài ra thêm tiền lương ứng số ngày vi phạm không thông báo
  3. Hoàn trả chi phí đào tạo

Như vậy, khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật sẽ đối mặt với các nghĩa vụ này. Người lao động sẽ không nhận được trợ cấp thôi việc từ công ty. Ngoài ra còn phải bồi thường tính theo lương hàng tháng và chi phí đào tạo đã nhận.

Trường hợp bồi thường chi phí đào tạo

Chỉ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật là phải hoàn trả chi phí đào tạo? Câu hỏi đặt ra là nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật thì có phải hoàn trả chi phí đào tạo không? Câu trả lời là không. Bởi pháp luật chỉ quy định nghĩa vụ hoàn trả trong trường hợp nghỉ việc trái luật. Nếu người lao động thông báo đầy đủ, đúng quy định thì khi nghỉ việc không phải hoàn trả chi phí đào tạo.

Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp các bên quy định chi phí đào tạo trong hợp đồng lao động. Quan hệ ở đây là về lao động và chỉ chịu sự điều chỉnh của luật lao động. Trên thực tế nhiều trường hợp ngoài hợp đồng lao động các bên còn giao kết cam kết khác. Bản cam kết đào tạo được hiểu là thỏa thuận các bên, và theo điều chỉnh của dân sự. Do đó những thỏa thuận trong cam kết có hiệu lực pháp lý.

Vậy nếu bạn giao kết thêm bản cam kết hoặc thỏa thuận tương tự thì tùy theo điều khoản trong đó xem xét. Trong này có quy định về mức phạt bồi thường sau khi đào tạo sẽ làm việc lâu dài tại công ty, thì khi vi phạm bạn phải đền bù tương ứng. Việc có phải bồi thường chi phí đào tạo phụ thuộc nội dung cam kết.

Mức bồi thường chi phí đào tạo

Chi phí đào tạo căn cứ khoản tiền nêu ra Điều 62 Bộ luật Lao động. Phần bồi thường chi phí đào tạo lao động dựa theo thỏa thuận của các bên trong văn bản cam kết. Tuy nhiên, mức bồi thường được đưa ra thỏa thuận hợp lý không quá lớn trái đạo đức. Các bản cam kết và thỏa thuận này được điều chỉnh theo Bộ luật dân sự, tôn trọng ý chí các bên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của luật sư X về thắc mắc Mức bồi thường chi phí đào tạo được quy định như thế nào? Hy vọng bài viết giúp ích thêm cho bạn.

Trường hợp bạn gặp vấn đề tương tự trên hãy đăng ký dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Đăng ký dịch vụ tư vấn luật sự qua số điện thoại: 0833102102. Ngoài ra quý khách hàng có thể liên hệ qua:

  1. Facebook : www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Chi phí đào tạo có phải do công ty chu cấp hoàn toàn?

Các khoản chi phí đào tạo được các bên thỏa thuận về khoản như tiền học, tiền sinh hoạt. Thông thường khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì công ty sẽ có trách nhiệm cung cấp tiền khóa học và hỗ trợ chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên, trường hợp người lao động có điều kiện và không yêu cầu chi trả thì không có gì bất hợp pháp. Tóm lại đây là thỏa thuận lập nên dựa theo ý chí các bên.

Người lao động có quyền yêu cầu công ty cho đi đào tạo không?

Đề nghị được đi học tập nâng cao kiến thức thể hiện sự cầu tiến của cá nhân. Khi có mong muốn người lao động hoàn toàn có quyền đề nghị lên cấp trên cho phép đi học. Tuy nhiên, phía công ty có thể sẽ xem xét sự cấp thiết thực tế hiện tại để đưa ra quyết định. Nếu xét thấy công ty hiện không có nhu cầu thì sẽ không phê duyệt và người lao động tự học tập thêm không có hỗ trợ chi phí này.

Công ty cử đi đào tạo mà không đi có bị sa thải không?

Việc không đi đào tạo không nằm trong căn cứ sa thải theo Điều 125 Bộ luật Lao động 2019. Nên nếu không đi đào tạo công ty không thể lấy lý do này để đuổi nhân viên. Trường hợp đi đào tạo là đáp ứng được công việc theo hợp đồng quy định. Không tham gia đào tạo ảnh hưởng năng suất công việc. Đây có thể là căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm