Tai nạn lao động là vấn đề rất dễ xảy ra đối với người lao động và để lại nhiều hậu quả đối với sức khỏe và tinh thần của người lao động. Có rất nhiều trường hợp bị tai nạn lao động do yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau thì vẫn có thể sẽ được bồi thường. Do đó, người sử dụng lao động thường phải trả tiền bồi thường cho người lao động. Vậy mức bồi thường tai nạn lao động năm 2023 là bao nhiêu? Cùng Luật sư X tìm hiểu mức bồi thường tai nạn lao đồng ở bài viết dưới đây.
Các trường hợp được bồi thường tai nạn lao động
Theo Khoản 1, Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định người lao động bị TNLĐ làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do TNLĐ mà không hoàn toàn do lỗi của chính NLĐ này gây ra ngoại trừ các trường hợp được hưởng trợ cấp TNLĐ thì được bồi thường TNLĐ.
Như vậy, để được bồi thường TNLĐ thì NLĐ phải đáp ứng đủ 03 điều kiện:
- Bị tai nạn lao động (thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 1, Điều 45, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015);
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do TNLĐ; và
- TNLĐ xảy ra không hoàn toàn do lỗi của NLĐ.
Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm khi xảy ra tai nạn lao động của người lao động thi công trên công trường với bên mua bảo hiểm?
Tại Điểm a Khoản 1 Điều 26 Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định như sau:
1. Khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phối hợp giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
a) Đối với bên mua bảo hiểm:
Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc; sau đó trong thời hạn mười bốn (14) ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường, phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
Cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường theo quy định tại Điều 27 Thông tư này và tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó.
Thực hiện, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Thông tư này.
Mức bồi thường tai nạn lao động năm 2023
Mức bồi thường đối với người bị TNLĐ được tính như sau:
- Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do TNLĐ: mức bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho NLĐ hoặc thân nhân của NLĐ (trong trường hợp NLĐ chết);
- Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10% thì được bồi thường ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương;
- Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì ngoài việc được bồi thường ít nhất 1,5 tháng tiền lương (ở mức 10%) thì với mỗi 1% tăng thêm sẽ tương ứng với 0,4 tháng tiền lương theo công thức:
Tbt = 1,5 + {(a-10) x 0,4}
Trong đó:
Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đon vị tính: tháng tiền lương)
1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị TNLĐ;
0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.
Trợ cấp tai nạn lao động được quy định thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định về trợ cấp tai nạn lao động như sau:
1. Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).
2. Nguyên tắc trợ cấp: Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
3. Mức trợ cấp:
a) Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;
b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:
Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
Khi người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động khi thực hiện công việc thi công trên công trường sẽ được chi trả các khoản nào?
Căn cứ Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 26 Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định như sau:
2. Khi người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả những khoản tiền theo thỏa thuận giữa nhà thầu thi công và người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người lao động (trong trường hợp người lao động đã chết), bao gồm các khoản chi trả sau:
a) Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị được tính căn cứ vào mức tiền lương theo hợp đồng lao động nhưng không vượt quá sáu (06) tháng lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm.
b) Chi phí y tế thực tế bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội, ngoại trú cần thiết và hợp lý nhưng không vượt quá một trăm (100) triệu đồng/người/vụ.
c) Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới tám mươi mốt phần trăm (81%), mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ tám mươi mốt phần trăm (81%) trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả một trăm (100) triệu đồng/người/vụ.
Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm không vượt quá tổng số tiền bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Trường hợp tai nạn lao động xảy ra hoặc bệnh nghề nghiệp phát sinh gây thương tật cho người lao động và thương tật này bị làm trầm trọng thêm bởi các thương tật hoặc bệnh tật trước đó, doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường cho phần bị làm trầm trọng thêm đó.
4. Riêng đối với trường hợp bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, nếu bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường với hai (02) doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận theo hợp đồng bảo hiểm trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã giao kết.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Bồi thường vi phạm bản quyền như thế nào theo quy định mới?
- Bồi thường tài sản trên đất của Nhà nước khi thu hồi như thế nào?
- Quy định về bồi thường tài sản trên đất
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mức bồi thường tai nạn lao động năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý về kết hôn với người Hàn Quốc. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 26 Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định như sau:
b) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:
Hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường; xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
Trường hợp chấp nhận bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản thông báo bồi thường bảo hiểm.
Trường hợp từ chối bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản giải thích lý do.
Tại Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức trợ cấp tuất hằng tháng như sau:
1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
2. Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.