Bồi thường vi phạm bản quyền như thế nào theo quy định mới?

bởi MinhThu
Bồi thường vi phạm bản quyền

Vi phạm bản quyền hay ăn cắp bản quyền là việc sử dụng các tác phẩm được bảo hộ bởi luật sở hữu trí tuệ một cách trái phép, trừ khi có sự cho phép, do đó vi phạm một số quyền độc quyền như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ, hoặc để thực hiện các tác phẩm phái sinh. Khi xác định có hành vi vi phạm bản quyền, chủ sở hữu có quyền khởi kiện, yêu cầu bồi thường từ người vi phạm. Vậy bồi thường vi phạm bản quyền là gì? Được xác định như thế nào?

Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc cơ bản liên quan đến vấn đề này. Luật sư X hi vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ

Bản quyền là gì?

Bản quyền (hay quyền tác giả) là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để mô tả quyền mà tác giả có đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ. Các tác phẩm thuộc phạm vi bản quyền bao gồm từ sách, nhạc, tranh, điêu khắc và phim, đến các chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu, quảng cáo, bản đồ và bản vẽ kỹ thuật.

Đối tượng được pháp luật bảo vệ về bản quyền

  • Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
  • Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
  • Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch

Vi phạm bản quyền là gì ?

Khi một tác phẩm được tạo ra, quyền sở hữu sẽ tự động thuộc về tác giả. Tác giả sẽ là người được độc quyền tác phẩm. Không ai được tự ý sao chép, trích dẫn, biểu diễn công khai,… tác phẩm mà không có sự đồng ý của tác giả. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và các loại tác phẩm khác được bảo hộ quyền tác giả.

Xác định hành vi vi phạm bản quyền

Quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ được xác định bao gồm quyền nhân thân và quyền tác giả. Quyền nhân thân được xác định là quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố công khai; quyền được công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm; quyền bảo vệ tác phẩm, ngăn chặn hành vi xuyên tạc, cắt ghép tác phẩm gây ảnh hưởng tới uy tín của tác giả. Quyền tài sản bao gồm quyền được làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm công khai, sao chép tác phẩm, tuyên truyền tác phẩm đến công chúng bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau, được phép cho thuê bản gốc hoặc bản sao của tác phẩm.

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, các hành vi sau đây bị xem xét là hành vi vi phạm bản quyền. Tạo ra bản sao tác phẩm một cách trái phép, tạo ra tác phẩm phái sinh trái phép, giả mạo tên tác giả, chữ ký của tác giả với mục đích chiếm đoạt quyền tác giả; tác phẩm bị cắt ghép, sao chép trái phép; vô hiệu trái phép thiết bị kỹ thuật nhằm bảo vệ quyền tác giả.

Bên cạnh quyền tác giả, quyền liên quan cũng có thể bị xem xét bị xâm phạm nếu bản định hình đầu tiên của buổi diễn bị tạo ra trái phép; bản sao bản định hình buổi biểu diễn, bản sao bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng bị sao chép, cắt ghép trái phép một phần hoặc toàn bộ; bản định hình cuộc biểu diễn cũng bị gỡ hoặc bị thay đổi một cách trái phép thông tin về quản lý quyền liên quan. Việc xác định yếu tố xâm phạm bản quyền tác giả dựa vào phạm vi bảo hộ quyền tác giả. Cụ thể là hình thức thể hiện bản gốc, xác định theo nhân vật, hình tượng, cách thể hiện tính cách nhân vật, hình tượng của tác phẩm gốc trong trường hợp xác định yếu tố xâm phạm đối với tác phẩm phái sinh.

Hành vi vi phạm bản quyền là hành vi sao chép mà chưa có sự đồng ý của tác giả ; Hành vi vi phạm các quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà gây phương hại đến quyền tác giả; Hành vi sao chép, mô phỏng lại các thương hiệu (trade mark) hay các biểu hiệu (logo) của một tổ chức, cho đến việc sao chép các chi tiết có tính hệ thống mà phải qua một trình tự thời gian dài mới chứng minh được.

Vi phạm về bản quyền có những hành vi rất dễ phát hiện nhưng có những trường hợp rất khó phân định và nhiều lúc phải tốn nhiều thời gian cũng như tài lực để chứng minh trước toà án rằng có hay không có sự vi phạm về bản quyền.

Bồi thường vi phạm bản quyền
Bồi thường vi phạm bản quyền

Thiệt hại vi phạm bản quyền

Để có thể đưa ra những hình thức bồi thường vi phạm bản quyền tương thích, cần xác định mức độ thiệt hại dựa trên các yếu tố sau:

Thiệt hại về vật chất từ hành vi vi phạm bản quyền

Các tổn thất về tài sản;

Khi người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường về tổn thất về tài sản, thì phải nêu rõ giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ tại thời điểm bị xâm phạm và căn cứ xác định giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đó.

Ví dụ: Nếu yêu cầu bồi thường tổn thất về tài sản do nhãn hiệu bị xâm phạm, thì nêu rõ giá trị của nhãn hiệu đó tại thời điểm bị xâm phạm và căn cứ để xác định giá trị của nhãn hiệu.

Mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận

Để xác định giảm sút về thu nhập, lợi nhuận của người bị thiệt hại, thì phải xác định được họ có thu nhập, lợi nhuận trước khi xảy ra hành vi xâm phạm hay không.

Thu nhập, lợi nhuận mà người bị thiệt hại thu được do sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Thu nhập, lợi nhuận mà người bị thiệt hại thu được do cho thuê đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (là bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính).

Thu nhập, lợi nhuận mà người bị thiệt hại thu được do chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

Tổn thất về cơ hội kinh doanh;

Tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền khoản thu nhập mà người bị thiệt hại có thể có được khi thực hiện các khả năng quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.6 này, nhưng thực tế không có được khoản thu nhập đó do hành vi xâm phạm gây ra.

Khi xem xét yêu cầu bồi thường về tổn thất cơ hội kinh doanh, Toà án yêu cầu người bị thiệt hại phải nêu rõ và chứng minh cơ hội kinh doanh bị mất là gì, thuộc trường hợp nào nêu trên đây và giá trị tính được thành tiền đối với trường hợp đó để Toà án xem xét quyết định.

Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại.

Thiệt hại về tinh thần do hành vi vi phạm bản quyền

Các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

Thiệt hại phát sinh là do quyền nhân thân của tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn, tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bị xâm phạm, tác giả bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm, bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm (uy tín), danh tiếng, lòng tin vì bị hiểu nhầm… và cần phải được bồi thường vi phạm bản quyền.

Căn cứ xác định mức bồi thường vi phạm bản quyền

  • Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;
  • Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện;
  • Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Toà án ấn định, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Bồi thường vi phạm bản quyền” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới kết hôn với người Hàn Quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Bảo hộ bản quyền bảo hộ những gì?

Danh sách các tác phẩm được bảo hộ thường không được nêu trong các văn bản pháp lý. Tuy nhiên, nói rộng ra, các tác phẩm được bảo hộ bản quyền trên thế giới thường bao gồm các loại sau:
Tác phẩm văn học như: tiểu thuyết, thơ, kịch, tác phẩm tham khảo, bài báo;
Chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu;
Phim, sáng tác âm nhạc, và vũ đạo;
Các tác phẩm nghệ thuật như tranh vẽ, hình vẽ, ảnh và điêu khắc;
Kiến ​​trúc;
Quảng cáo, bản đồ và bản vẽ kỹ thuật.
Việc bảo hộ bản quyền chỉ mở rộng về cách diễn tả, không liên quan đến ý tưởng, thủ tục, phương pháp hoạt động hoặc các công thức toán học. Một số đối tượng có thể được bảo hộ bản quyền sẵn hoặc không, chẳng hạn như tiêu đề, khẩu hiệu, logo, tùy thuộc chúng có đủ quyền tác giả hay không

Thời gian đăng ký bản quyền tác giả mất bao lâu?

Theo quy định tại Điều 52 Luật sở hữu trí tuệ về Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì: “Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm