Bảo hiểm xã hội tùy vào từng đối tượng cụ thể mà tiền phải nộp và mức bảo hiểm được hưởng sẽ khác nhau. Với nghề nghiệp đặc biệt như công an nhân dân, có nhiều yếu tố liên quan như cấp bậc, thâm niên,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đóng bảo hiểm xã hội ? Vậy mức đóng bảo hiểm xã hội của công an nhân dân như thế nào ? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật Sư X nhé !
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm xã hội là gì
Căn cứ theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể như sau :
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Đối tượng đóng bảo hiểm xã hội của công an nhân dân
Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng như sau :
- Công nhân công an
- Hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn
- Học viên quân đội, công an đang theo học được hưởng sinh hoạt phí
- Công nhân viên làm việc theo hợp đồng lao động và là người thân của sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ và sinh viên của các trường trong Quân đội Nhân dân
Các chế độ bảo hiểm xã hội của công an nhân dân
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các chế độ bảo hiểm xã hội của công an nhân dân bao gồm :
- Chế độ ốm đau;
- Chế độ thai sản;
- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Chế độ hưu trí;
- Chế độ tử tuất.
Ngoài ra, Theo Điều 3 Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân thì các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc của của công an nhân dân bao gồm :
- Người lao động thuộc diện hưởng lương tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: được thực hiện cả 5 chế độ bảo hiểm xã hội
- Người lao động thuộc diện hưởng phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: được thực chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất;
- Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định: được thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất.
Mức đóng bảo hiểm xã hội của công an nhân dân
Người lao động hưởng tiền lương thì mức đóng BHXH hằng tháng dựa vào Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH quy định: “đơn vị đóng 18% mức tiền lương tháng đóng BHXH và người hưởng lương đóng 8% mức tiền lương tháng đóng BHXH”.
Người lao động hưởng phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí thì mức đóng BHXH hằng tháng theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH quy định: “bằng 23% mức lương cơ sở và do đơn vị (người) sử dụng lao động đóng”.
Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì mức đóng BHXH hằng tháng theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH quy định:
- Bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động tại tháng liền kề trước khi ra nước ngoài đối với người đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc;
- Bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.
Người sử dụng lao động thuộc diện hưởng lương hằng tháng đóng trên tổng quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động theo Khoản 2,3 Điều 14 Nghị định 33/2016/NĐ-CP gồm :
- Đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
- Đóng 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Đóng 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Nếu không làm việc và không nhận được mức lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong một tháng, người lao động và người sử dụng lao động không trả bảo hiểm xã hội trong tháng đó.
- Khoảng thời gian này không được tính cho quyền lợi bảo hiểm xã hội, ngoại trừ nghỉ thai sản;
Khi nào bị tạm dừng đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội của công an nhân dân
Căn cứ theo Điều 27 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH quy định như sau:
- Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 17 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP.
- Người lao động bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật và không được hưởng tiền lương tháng thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.
- Hết thời hạn tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật, nếu người lao động được trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công tác thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm đình chỉ công tác. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội.
- Người lao động bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật và trong thời gian tạm đình chỉ công tác, người lao động vẫn được hưởng 50% tiền lương tháng thì người lao động và người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội trên tiền lương người lao động được hưởng; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu người lao động được trả đủ tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng bù bảo hiểm xã hội.
Quy trình, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội của công an nhân dân
Hồ sơ đăng ký
Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của công an nhân dân.
Mẫu tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội, kèm theo danh sách cán bộ tham gia bảo hiểm xã hội.
Đơn xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hư hỏng hoặc mất hoặc sửa đổi thông tin để tham gia bảo hiểm xã hội, bao gồm:
- Đơn xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội kèm theo tuyên bố cung cấp và thay đổi thông tin về việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động;
- Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp sổ bị hỏng, rách nát.
Quy trình, thời gian giải quyết tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 33/2016/NĐ-CP như sau :
- Học viên công an, học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí hoặc trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công an nhân dân mà quân nhân, công an nhân dân, cơ yếu có nguyện vọng được cấp sổ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động lập hồ sơ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và nộp cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an;
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Mời bạn xem thêm
- Mức đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất hiện nay là bao nhiêu?
- Mức đóng bảo hiểm thấp hơn lương thực tế có bị xử phạt không?
- Mức đóng bảo hiểm xã hội 2021
- Mức xử phạt đối với doanh nghiệp chậm đóng Bảo hiểm xã hội
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mức đóng bảo hiểm xã hội công an nhân dân”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an là cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động đang công tác trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (bao gồm cả người lao động theo quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc), bảo hiểm y tế đối với thân nhân của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu; quản lý phần quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Hằng tháng, người lao động hưởng chế độ phu nhân, phu quân có trách nhiệm đóng toàn bộ mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều này cho cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý mình trước khi ra nước ngoài theo chế độ phu nhân, phu quân.
Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động trước khi ra nước ngoài theo chế độ phu nhân, phu quân có trách nhiệm thu tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nêu trên, chuyển toàn bộ số tiền đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất về tài khoản chuyên thu bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội tỉnh, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng.
Hằng tháng, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm chuyển toàn bộ số tiền thu nêu trên vào quỹ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý.