Mức xử phạt đối với doanh nghiệp chậm đóng Bảo hiểm xã hội

bởi Nga Nguyen
Mức xử phạt đối với doanh nghiệp chậm đóng Bảo hiểm xã hội

Theo Đại biểu quốc hội  tình trạng các doanh nghiệp trốn đóng; nợ đọng BHXH có chiều hướng tăng nhanh do tác động của dịch COVID-19; làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến quyền lợi của người lao động. Trong hoàn cảnh người lao động vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà không được hưởng các trợ cấp ốm đau, bệnh tật, thai sản; làm cho cuộc sống khó khăn càng tăng lên. Vậy mức phạt đối với Doanh nghiệp chậm đóng Bảo hiểm xã hội là gì?; hãy cùng Luật sư X tìm hiểu.

Căn cứ pháp lí

Luật lao động 2019

Luật Bảo hiểm xã hội 2014

NĐ 95/2013/NĐ-CP

Doanh nghiệp chậm đóng Bảo hiểm xã hội là gì?

Hiện nay, theo quy định của pháp luật về các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc; bao gồm chế độ thai sản, ốm đau, chế độ hưu trí, tử tuất và chế độ tai nạn lao dộng, bệnh nghề nghiệp. Đây là quyền lợi mà người lao động được hưởng khi có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nhưng do về tình hình tài chính khó khăn; nhiều doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ về nghĩa vụ này.

Quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội

Liên quan đến mức xử phạt đối với doanh nghiệp chậm đóng Bảo hiểm xã hội, vấn đề được nhà nước quy định về Bảo hiểm xã hội rát được quan tâm.

Khái niệm bảo hiểm xã hội

Theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, khái niệm bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động; khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết; trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Phân loại bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội có hai loại:

  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng; phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình; Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất (khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. (khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Các chế độ Bảo hiểm xã hội

Các chế độ bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ: hưu trí, tử tuất.

Bạn cũng có thể tham khảo về dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội của chúng tôi.

Nội dung tư vấn

Chậm đóng bảo hiểm là hành vi vi phạm pháp luật

Căn cứ theo quy định tại điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì việc chậm đóng bảo hiểm là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể:

Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Mức phạt doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt

Thứ nhất:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây

a) Hãng năm, không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động; do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội

b) Không thực hiện thủ tục xác nhân về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

c) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng bao hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Thứ hai:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không cung cấp chính xác; đầy đủ kịp thời thông tin tài liệu liên quan đến việc đóng hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thêm quyền, cơ quan bao hiểm xã hội.

Thứ ba:

Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng; đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp:

b) Đóng bảo hiểm xã hội, bao hiểm thất nghiệp không dụng mức quy định mà không phải là trốn đóng:

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.

Thứ tư:

Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; bao hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính; nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ năm:

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Biện pháp xử phạt thêm doanh nghiệp chậm đóng Bảo hiểm xã hội

Doanh nghiệp phải khắc phục những hậu quả theo khoản 7 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

  • Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng đối với các hành vi vi phạm.
  • Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân; của năm trước liền kề tính trên số tiền; thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền; ngân hàng, tổ chức tín dụng khác; kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng; chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố; tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội; đối với những hành vi vi phạm từ 30 ngày trở lên

Ngoài việc xử phạt hành chính mà còn vi phạm; thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 216 Bộ luật hình sự năm 2015; sửa đổi bổ sung năm 2017.

Như vậy, mức xử phạt với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội; có thể chịu từ 500.000 đến 75 triệu đồng hoặc phạt tù đến 7 năm.

Hi vọng bài viết giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0936 358 102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Cách tính tiền lãi chậm đóng bảo hiểm y tế

Căn cứ theo quyết định 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng chính phủ
Đối với thời gian đóng chậm BHYT từ 30 ngày trở lên, số lãi thu gấp 2 lần lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do NHNN Việt Nam công bố năm trước liền kề năm tính lãi

Trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội có bị xử phạt hình sự không?

Nếu đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm; sẽ bị xử phạt hình sự theo quy định tại Điều 216 Bộ luật hình sự 2015 với mức phạt có thể chịu lên đến 7 năm tù.

Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được quy định như thế nào?

Gian lận, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật Hình sự 2015; thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm