Chào Luật sư, tôi có một số thắc mắc liên quan đến vấn đề thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Cụ thể là Mức kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được pháp luật quy định như thế nào? Nguồn kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án có đúng không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Nguồn và mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất được Bộ Tài chính quy định. Mức kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hiện nay dược quy định như thế nào? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Các loại kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm: Tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với đất thu hồi để thực hiện dự án đầu tư, chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các khoản chi phí khác.
Xác định tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như thế nào?
Việc xác định tiền bồi thường; hỗ trợ; tái định cư phải theo phương án bồi thường; hỗ trợ; tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì; phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện thẩm định phương án bồi thường; hỗ trợ; tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt theo quy định của Điều 13; Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ tài nguyên và Môi trường.
+ Đối với việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư; kinh phí thực hiện bồi thường; hỗ trợ; tái định cư được tính vào kinh phí thực hiện dự án đầu tư.
+ Đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; chấp thuận; quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ nhưng do Bộ; ngành thực hiện và các dự án do Bộ; ngành làm chủ đầu tư thì bộ; ngành có trách nhiệm bảo đảm kinh phí tái định cư.
+ Đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm kinh phí tái định cư.
+ Đối với trường hợp chủ đầu tư tự nguyện ứng trước tiền tái định cư thì có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện các dự án không thuộc dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Trách nhiệm của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của từng dự án, cụ thể:
+ Đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định hiện hành;
+ Đối với các khoản chi chưa có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá thì lập dự toán theo thực tế cho phù hợp với đặc điểm của từng dự án và thực tế ở địa phương;
+ Chi in ấn tài liệu, văn phòng phẩm, xăng xe, hậu cần phục vụ và các khoản phục vụ cho bộ máy quản lý được tính theo nhu cầu thực tế của từng dự án.
Mức kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án.
Đối với các dự án thực hiện trên các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến hoặc trường hợp phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm thì tổ chức được giao thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được lập dự toán kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án theo khối lượng công việc thực tế, không khống chế mức trích 2%.
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quyết định kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho từng dự án.
Chi phí cưỡng chế thu hồi đất hiện nay là bao nhiêu?
Chi phí cưỡng chế thu hồi đất hiểu đơn giản chính là những khoản tiền cần phải trả khi thực hiện hoạt động cưỡng chế thu hồi đất. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 74/2015/TT- BTC; chi phí bao gồm:
- Chi phí thông báo; tuyên truyền vận động các đối tượng thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất;
- Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế; phòng chống cháy nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác phục vụ cho việc thực hiện cưỡng chế thu hồi đất;
- Chi phục vụ công tác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất;
- Chi phí niêm phong, phá, tháo dỡ, vận chuyển tài sản; di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan ra khỏi khu đất cưỡng chế; thuê địa điểm, nhân công, phương tiện bảo quản tài sản và các khoản chi phí thực tế hợp pháp khác; phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện bảo quản tài sản;
- Chi cho công tác quay phim; chụp ảnh phục vụ cho việc thực hiện cưỡng chế thu hồi đất;
- Chi phí bảo vệ; chống tái chiếm đất;
- Các nội dung chi khác có liên quan trực tiếp.
Mức kinh phí cưỡng chế thu hồi đất được xác định tối ta bằng 10% kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường; hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án đầu tư.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mức kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; tạm dừng công ty; Xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Chi phí cưỡng chế thu hồi đất ai chịu theo quy định năm 2022?
- Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hạch toán vào đâu?
- Giấy ủy quyền làm lý lịch tư pháp mới 2022
- Trình tự, thủ tục thu hồi đất
- Kinh phí cưỡng chế thu hồi đất hiện nay là bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
Đối với các nội dung chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định hiện hành
Khu tái định cư theo chính sách di chuyển dân vào vùng đô thị hóa
Khu tái định cư theo chính sách dịch chuyển dân cư nội và ngoại thành
Khu tái định cư tại chỗ
Khoản 2 điều 86 Luật đất đai 2013 đã quy định: Người có đất thu hồi sẽ được bố trí tái định cư tại chỗ nếu khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ngoài ra, pháp luật còn nêu rõ ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng”
Căn cứ mức kinh phí được trích cụ thể của từng dự án, tiểu dự án, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường xác định kinh phí dự phòng tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm và cưỡng chế thu hồi đất không quá 10% kinh phí quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này để tổng hợp vào dự toán chung…