Chào Luật sư X, Tôi tên là Duyên. Gia đình tôi có hơn 2.500m2 đất nông nghiệp cụ thể là đất trồng lúa, đất này đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì để xây dựng một cái xưởng, Tôi đã hỏi ý kiến của gia đình và tiến hành san lấp phần diện tích đất nông nghiệp này. Trước khi san lấp, chúng tôi chưa xin phép cơ quan địa phương. Xin hỏi, đối với hành vi san lấp đất này có được xem là hủy hoại đất và tôi có bị phạt bởi hành vi này hay không?
Chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên, mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết “Mức phạt hành vi hủy hoại đất được pháp luật quy định ra sao?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Nhận dạng hành vi hủy hoại đất như thế nào?
Theo Khoản 25 Điều 3 Luật Đất đai 2013, hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.
Tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP cũng quy định thế nào là là hủy hoại đất nhưng phạm vi hướng dẫn cũ thể hơn:
Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:
a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;
b) Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp;
c) Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người;
d) Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất;
đ) Làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà phải đầu tư cải tạo đất mới có thể sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Như các hành vi được giải thích cụ thể trên đều được xem là hủy hoại đất theo quy định pháp luật.
Pháp luật quy định các hành vi bị cấm liên quan đến lĩnh vực đất đai
Theo Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định các hành vi bị cấm như sau:
- Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
- Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
- Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
- Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
- Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
- Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
- Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
- Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Do đó hành vi san lấp đất nông nghiệp của gia đình bạn được hiểu là hành vi thay đổi cấu tạo của đất, thay đổi giá trị, công dụng của đất nên có thể bị coi là hành vi hủy hoại đất, sử dụng đất không đúng mục đích. Và đây cũng là hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Đất đai 2013.
Mức phạt hành vi hủy hoại đất được pháp luật quy định ra sao?
Hành chính
Điều 15 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:
“1. Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.
2. Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai :b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;”.
Hình sự
Theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
- Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định về phòng chống rửa tiền năm 2022
- Bạo hành “người yêu” bị xử phạt như thế nào năm 2022?
- Công ty không thưởng Tết cho nhân viên có vi phạm pháp luật không?
- Có thể lấy mô của người sống khi chưa đăng ký hiến tặng không?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Mức phạt hành vi hủy hoại đất được pháp luật quy định ra sao?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến Dịch vụ làm thủ tục tặng cho Nhà đất… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp. Ngoài ra bạn có thể theo dõi và liên hệ qua các nền tảng xã hội của Luật sư X:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp vi phạm hành chính mà phát hiện lỗi vi phạm do việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản vi phạm hành chính.
Lưu ý: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập thành biên bản thì phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định cùng thông tin họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức vi phạm cũng như ghi rõ hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm và họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt và ghi rõ mức tiền phạt.
Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính có phải lập biên bản thì Khách hàng có thể tham khảo quy định tại Điều 57 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Chú ý là việc xử lý vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Trong hồ sơ xử phạt hành chính phải bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính cùng các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
Căn cứ vào khoản 7 Điều 72 Luật Đất đai 2013
Theo như quy định thì nếu như nhà nước trưng dụng đất của người dân và đất trưng dụng bị hủy hoại thì nhà nước phải bồi thường cho người dân.
Việc bồi thường đất bị hủy hoại được nhà nước thực hiện bằng với số tiền theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán đối với mảnh đất bị hủy hoại do trưng dụng đất.
Theo Khỏan 2 Điều 40 Nghị định 91/2019/NĐ-CP
+ Đối với cấp xã: Chủ tịch UBND cấp xã; công chức, viên chức thuộc UBND cấp xã hoặc cơ quan khác đang thi hành công vụ, nhiệm vụ (công chức địa chính- xây dựng; trưởng công an xã…);
+ Đối với cấp huyện: Chủ tịch UBND cấp huyện; công chức, viên chức thuộc UBND cấp huyện hoặc cơ quan khác đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;
+ Đối với cấp tỉnh: Chủ tịch UBND tỉnh; Chánh thanh tra Sở; thanh tra viên Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành..