Quy định về phòng chống rửa tiền năm 2022

bởi Sao Mai
Quy định về phòng chống rửa tiền

Rửa tiền là một hành vi phạm tội nguy hiểm, phá hoại một cách nghiêm trọng nền kinh tế và đẩy lùi sự phát triển của quốc gia. Nhà nước ta đã và đang ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về cơ bản đã tạo được hành lang pháp lý để góp phần ngăn chặn, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi rửa tiền. Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng 4.0 thời đại công nghệ số lại các hành vi rửa tiền càng trở nên tinh vi và phức tạp. Vậy quy định về phòng chống rửa tiền của Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào?

Để có thể cung cấp thêm thông tin về “Quy định về phòng chống rửa tiền“. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sơ pháp lý:

Đối tượng nào thực hiện hành vi rửa tiền?

Theo Khoản 1 Điều 4 Luật phòng, chống rửa tiền 2012

1. Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:

  • Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;
  • Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;
  • Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.

Xếp những người rửa tiền (ngoài các tổ chức khủng bố, một hiện tượng tương đối mới) làm ba nhóm:

– Những người buôn lậu (ma túy, vũ khí, lao động bất hợp pháp…).

– Những người tham nhũng.

– Những người muốn tránh thuế, nói chung là những người muốn giữ kín thu nhập thật sự (dù là hợp pháp) của mình.

Tiền bẩn có thể từ các doanh nghiệp làm ăn công khai, chẳng hạn khi họ chuyển tiền từ nước này sang nước khác để tránh thuế. Có hai phương pháp để làm việc này. Một là khai gian giá trị những dịch vụ mà bản chất là hợp pháp. Hai là khai (như trong hóa đơn) một dịch vụ hoàn toàn không có (kể cả việc lập công ty ma). Trong các nguồn tiền cần rửa thì có lẽ nguồn kinh doanh là phản ánh tính toàn cầu hóa nhiều nhất, mà một trong những biểu hiện là việc khai man giá chuyển giao (transfer price) để tránh thuế của các công ty xuyên quốc gia.

Tất nhiên, ba nhóm trên không hoàn toàn biệt lập: tham nhũng, rửa tiền, và kinh doanh bất chính có nhiều chỗ giống nhau, cấu kết với nhau, và tiếp sức cho nhau. Ví dụ, tham nhũng thì cần có người để rửa tiền hối lộ, người rửa tiền này có thể là tội phạm chuyên nghiệp, hoặc công ty ma. Ngược lại, tội phạm và doanh nghiệp cũng thường đút lót các quan chức tham ô để làm ngơ dịch vụ rửa tiền.

Tại sao phải phòng chống rửa tiền nhất là trong thời đại công nghệ số?

Tội phạm rửa tiền có thể gây ra cho các nước đang phát triển có thể kể đến như:

Một là, gia tăng tội phạm và tham nhũng. Có thể nói, việc rửa tiền thành công đồng nghĩa với việc các hoạt động phạm tội có thể sinh lợi và mang lại khoản lợi nhuận khổng lồ cho tội phạm. Do đó, một đất nước còn được xem là nơi trú ẩn an toàn cho hoạt động rửa tiền thì khi đó vẫn còn có nhiều khả năng nước đó có sức lôi cuốn tội phạm và thúc đẩy tham nhũng. Nếu hoạt động rửa tiền trở nên phổ biến tại một quốc gia, thì sẽ tạo ra nhiều tội phạm và tham nhũng hơn. Điều này cũng làm gia tăng tình trạng sử dụng hối lộ để mở những cửa ngõ quan trọng cho thành công của những nỗ lực rửa tiền.

Hai là, tác động xấu đến mối quan hệ quốc tế và đầu tư nước ngoài. Nếu một quốc gia vướng phải tai tiếng về một nơi ẩn náu an toàn cho hoạt động rửa tiền thì cũng gây ra ảnh hưởng bất lợi đáng kể cho sự phát triển của quốc gia đó. Các tổ chức tài chính nước ngoài có thể quyết định hạn chế các giao dịch của mình với những tổ chức là nơi ẩn náu an toàn cho rửa tiền phi pháp; yêu cầu những giao dịch phải qua sự kiểm soát chặt chẽ, gắt gao hơn, khiến chi phí các giao dịch gia tăng. Những doanh nghiệp hợp pháp hoạt động trong quốc gia lỏng lẻo các tiêu chuẩn về phòng, chống rửa tiền cũng sẽ bị giảm khả năng tiếp cận thị trường thế giới hoặc phải tiếp cận với chi phí đắt đỏ hơn do phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn. 

Ba là, làm suy yếu các tổ chức tài chính. Rửa tiền gây nguy hại bằng nhiều cách cho sự lành mạnh khu vực tài chính của một quốc gia cũng như sự ổn định của mỗi tổ chức tài chính. Những hậu quả tiêu cực tác động đến các tổ chức tài chính được coi là rủi ro về mặt uy tín, nghiệp vụ, pháp lý. Mỗi rủi ro đều gây ra những chi phí cụ thể như mất đi hoạt động kinh doanh sinh lợi, những vấn đề về tính thanh khoản do việc rút tiền gây ra, cắt đứt các cơ sở ngân hàng đại lý, các chi phí điều tra và tiền phạt, thu giữ tài sản, tổn thất cho vay, giảm giá trị cổ phiếu của các tổ chức tài chính. 

Bốn là, làm nền kinh tế và khu vực tư nhân bị tổn thương. Hành vi rửa tiền bằng cách thức sử dụng “các công ty bình phong” là những công ty với vẻ bề ngoài hợp pháp và tham gia vào hoạt động kinh doanh hợp pháp nhưng thực tế lại là những công ty trá hình của những kẻ phạm tội. Những “công ty bình phong” này hòa trộn các quỹ phi pháp với các quỹ hợp pháp để che giấu những khoản tiền bất chính. Khả năng tiếp cận của các công ty trá hình tới những quỹ phi pháp cho phép chúng bao cấp các sản phẩm và dịch vụ của công ty, thậm chí với giá cả thấp hơn giá thị trường. Do đó, những doanh nghiệp hợp pháp sẽ khó mà cạnh tranh lại với những công ty trá hình này, bởi mục tiêu duy nhất của chúng là bảo toàn và bảo vệ những khoản tiền thu lợi bất chính chứ không phải tạo ra bất kỳ khoản lợi nhuận nào khác.

Quy định về phòng chống rửa tiền
Quy định về phòng chống rửa tiền

Xử lý hình sự về tội rửa tiền đối với cá nhân

Cá nhân phạm tội rửa tiền sẽ bị truy cứu Trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 324 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017), cụ thể:

– Người nào thực hiện một trong các hành vi được xem là rửa tiền nêu trên thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Người phạm tội rửa tiền bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi thêm một trong những dấu hiệu sau:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

+ Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

+ Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.

Đối với tội rửa tiền, người chuẩn bị phạm tội cũng sẽ có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra, áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội rửa tiền như sau: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Quy định về phòng chống rửa tiền” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến quy định phân chia thừa kế đất; giá đền bù tài sản trên đất; đền bù tài sản trên đất nông nghiệp; bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp; quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; kết hôn với người Hàn Quốc… Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Các hình thức rửa tiền tại Việt Nam được thực hiện ra sao?

Rửa tiền qua các giao dịch đổi tiền mặt
Đây là phương thức rửa tiền thông dụng nhất của tội phạm. Theo đó lợi dụng sự thông dụng của việc sử dụng tiền mặt, các đối tượng sẽ thực hiện đổi tiền từ đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác. Ví dụ như các đối tượng có thể chuyển tiền từ đồng USD sang đồng bảng Anh.
Rửa tiền thông qua việc mua kim loại quý như vàng, bạc, kim cương…
Cách thứ hai để rửa tiền cũng được các đối tượng thực hiện khá nhiều đó là sử dụng những đồng tiền trái phép để mua vàng, bạc, kim cương… những tài sản này thường gọn nhẹ và có giá trị cao dễ dàng mua ở mọi nơi trên thế giới. Để tránh sự nghi ngờ của cơ quan pháp luật, các đối tượng sẽ chia nhỏ khoản tiền ra để mua tại nhiều địa điểm khác nhau.
Rửa tiền thông qua đầu tư vào gửi tiết kiệm, mua tín phiếu, trái phiếu
Nhiều tội phạm lại tinh vi hơn lựa chọn cách rửa tiền thông qua việc gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc mua trái phiếu, tín phiếu… Sau một thời gian nhất định, khoản tiền này sẽ được rút ra và sử dụng là một khoản tiền hợp pháp.
Rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng “ngầm”
Ngân hàng “ngầm” là những công ty, tổ chức vốn không phải là ngân hàng nhưng lại có hoạt động và chức năng cần giống như chức năng của một ngân hàng kiểu truyền thống. Hiện nay ngân hàng “ngầm” này hoạt động trên khắp thế giới với dịch vụ rẻ hơn, bí mật hơn các ngân hàng chính thống, chính vì thế giúp cho các giao dịch rửa tiền được trở nên dễ dàng hơn. Những địa chỉ cần nhận tiền tẩy rửa thông thường là những quốc gia khao khát đầu tư tài chính nhưng ít quan tâm đến nguồn gốc đồng tiền, đây là điều kiện thuận lợi để các đối tượng rửa tiền thành công.

Pháp nhân thương mại phạm tội rửa tiền phạt như thế nào?

– Pháp nhân có một trong các hành vi được coi là rửa tiền, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều 324 BLHS, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 324 BLHS 2015 sửa đổi 2017, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của BLHS 2015 sửa đổi 2017, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
– Hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Hiện nay tổ chức tài chính phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng nào?

Theo Khoản 1 Điều 3 quy định tại chương II về biện pháp phòng, chống rửa tiền Nghị định 116/2013/NĐ-CP quy định như sau:
1. Tổ chức tài chính phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau:
a) Khi khách hàng lần đầu mở tài khoản, bao gồm tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm, tài khoản thẻ và các loại tài khoản khác;
b) Khi khách hàng lần đầu thiết lập mối quan hệ với tổ chức tài chính nhằm sử dụng sản phẩm, dịch vụ do tổ chức tài chính cung cấp;
c) Khi khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn. Giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn là giao dịch của khách hàng không có tài khoản hoặc có tài khoản thanh toán nhưng không giao dịch trong vòng 6 tháng trở lên với tổng giá trị từ 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng trở lên trong một ngày;
d) Khi thực hiện chuyển tiền điện tử nhưng thiếu thông tin về tên, địa chỉ hoặc số tài khoản của người khởi tạo;
đ) Khi nghi ngờ giao dịch hoặc các bên liên quan đến giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền;
e) Khi nghi ngờ về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm