Hiện nay, do các mối quan hệ phát sinh khi thực hiện hợp đồng ngày càng mở rộng đến nhiều lĩnh vực. Vì vậy mà cũng làm xuất hiện nhiều loại hợp đồng tồn tại dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau. Vì thế mà chế định về mức phạt vi phạm hợp đồng trong các loại hợp đồng khác nhau cũng vì vậy mà có nhiều điểm khác biệt nhau. Do nhiều nguồn luật chiều chỉnh riêng biệt. Vậy câu hỏi đặt ra là: Hiện nay pháp luật quy định mức phạt vi phạm hợp đồng ra sao? Sau đây, hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu về nội dung vấn đề phía trên nhé!
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015;
- Luật Thương mại 2019.
Các loại hợp đồng được quy định hiện nay
Hiện nay, có nhiều loại hợp đồng phát sinh trong quá trình giao dịch, dưới nhiều hình thức khác nhau và tên gọi khác nhau. Tuy nhiên ta có thể quy về ba loại hợp đồng sau đây:
- Hợp đồng dân sự: Được quy định rõ các điều khoản dưới sự điều chỉnh của Bộ Luật dân sự năm 2015
- Hợp đồng thương mại: Chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2019.
- Hợp đồng xây dựng: Chịu sự tác động, điều chỉnh của Luật Xây dựng năm 2014.
Quy định về thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng
Phạt vi phạm hợp đồng được hiểu là một sự thỏa thuận được đề cập trong hợp đồng. Mà trong đó, thỏa thuận đó sẽ được thực hiện và có hiệu lực khi một trong hai bên hợp đồng có hành vi vi phạm với các điều khoản thực hiện hợp đồng. Và bên vi phạm phải có nghĩa vụ nộp một khoản tiền cho bên còn lại bị thiệt hại trong hợp đồng.
Căn cứ pháp lý theo quy định tại Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 về thực hiện hợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm hợp đồng như sau:
“1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.”.
Theo khái niệm trên, phạt vi phạm hợp đồng là một chế tài phạt tiền đối với bên vi phạm phát sinh dựa trên sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng. Nếu khi giao kết hợp đồng các bên không thoả thuận và ghi nhận vấn đề phạt vi phạm hợp đồng thì chế tài này sẽ không được áp dụng đối với các hành vi vi phạm xảy ra. Khái niệm phạt vi phạm được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015, tuy nhiên, không chỉ các hợp đồng dân sự mới được sử dụng chế tài phạt vi phạm, mà đối với các lĩnh vực khác như thương mại, xây dựng,… vẫn được thoả thuận phạt vi phạm khi giao kết hợp đồng.
Mức phạt vi phạm đối với từng loại hợp đồng
Hợp đồng dân sự
Theo quy định này, Bộ luật Dân sự không ràng buộc về mức phạt vi phạm, các bên thỏa thuận về việc phạt vi phạm trong nội dung của hợp đồng. Điều này được ghi nhận chi tiết tại khoản 2 và khoản 3 Điều 422 Bộ luật trên.
“Điều 422. Thực hiện hợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm
2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.
3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.”
Hợp đồng thương mại
Căn cứ theo Điều 301 quy định tại Luật Thương mại năm 2019 ghi nhận về mức phạt vi phạm hợp đồng như sau:
“Điều 301. Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”
Dẫn chiếu Điều 266 Luật Thương mại năm 2019 như sau:
“Điều 266. Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai
1. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
2. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
3. Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.”
Như vậy có thể thấy, đối tượng áp dụng của Luật Thương mại 2019 là thương nhân hoạt động thương mại (tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh), Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này.
Trong quan hệ hợp đồng giữa một bên là thương nhân với một bên không phải là thương nhân thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 2015, nếu bên không phải là thương nhân lựa chọn áp dụng quy định của Luật thương mại 2019 thì áp dụng quy định của Luật thương mại.
Như vậy, trong trường hợp này nếu các bên đủ điều kiện có thể lựa chọn áp dụng quy định của Luật thương mại về phạt vi phạm trong nội dung hợp đồng. Theo đó, thì mức phạt vi phạm là không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm, khi hai bên thỏa thuân mức phạt vượt quá 8% giá trị nghĩa vụ hợp đồng vi phạm (gấp 5 lần giá trị hợp đồng) thì Tòa án thường áp dụng mức phạt tối đa là 8%. Trong trường hợp này giá trị hợp đồng ký với đối tác là 20 triệu, để xác định được mức phạt áp dụng trong trường hợp này cần căn cứ vào phần giá trị hợp đồng vi phạm. Nếu vi phạm toàn bộ hợp đồng thì mức phạt là 8% của 20 triệu chứ không phải 100 triệu như thỏa thuận.
Hợp đồng xây dựng
Mức phạt trong hợp đồng xây dựng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Điều này được quy định tại khoản 2 Điều 146 Luật Xây dựng năm 2014 cụ thể như dưới đây:
“Điều 146. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
1. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
2. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.”
Mời bạn xem thêm:
- Mức phạt với hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động không thông báo năm 2022
- Tội mua bán tài khoản ngân hàng bị phạt thế nào theo quy định?
- Các ngành nghề kinh doanh không cần vốn pháp định là gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Hiện nay pháp luật quy định mức phạt vi phạm hợp đồng ra sao?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến quy định giá đền bù tài sản trên đất; đăng ký giấy phép kinh doanh; kết hôn với người Đài Loan… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phạt vi phạm là một chế tài được áp dụng đối với hành vi vi phạm hợp đồng nếu các bên có thoả thuận. Do đó, điều kiện để phát sinh chế tài là phải có hành vi vi phạm được thoả thuận. Khi hành vi này xảy ra, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải nộp khoản tiền phạt các bên đã thoả thuận. Việc áp dụng phạt vi phạm không làm triệt tiêu quyền đòi bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra. Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
– Hợp đồng có hiệu lực
Các quy định về phạt vi phạm đều nằm trong phần thực hiện hợp đồng (BLDS 2015) và phần chế tài trong Luật Thương mại 2015. Điều này có nghĩa là phạt vi phạm chỉ có giá trị khi hợp đồng có hiệu lực. Khi hợp đồng có hiệu lực thì các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận mới có giá trị pháp lý ràng buộc giữa các bên. Ngược lại, nếu hợp đồng vô hiệu thì thỏa thuận phạt vi phạm cũng không có hiệu lực pháp luật.
– Có vi phạm nghĩa vụ
Khoản 1 Điều 351 BLDS 2015 quy định: “Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ”.
Như vậy, với quy định trên thì bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
– Có thỏa thuận phạt vi phạm giữa các bên
Giữa các bên phải có thỏa thuận phạt vi phạm, theo quy định của BLDS 2015 thì mức phạt do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Thỏa thuận phạt vi phạm được áp dụng khi có đủ 3 yếu tố hợp đồng có hiệu lực, có hành vi vi phạm hợp đồng và có thỏa thuận phạt vi phạm giữa các bên. Khác với bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, nếu bồi thường thiệt hại người ta phải căn cứ vào yếu tố lỗi, vào thiệt hại xảy ra thì phạt vi phạm hợp đồng không đề cập đến lỗi và cũng không quan tâm, xem xét thiệt hại xảy ra.
Về bản chất, thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng có ý nghĩa răn đe, nhắc nhở các bên phải thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc.
Thực tiễn xét xử, trong các vụ án kinh doanh, thương mại, khi các bên thỏa thuận mức phạt vi phạm trên 8% nghĩa vụ bị vi phạm, các Tòa án thường căn cứ vào Điều 301 Luật Thương mại 2019 để ấn định mức phạt tối đa là 8% nghĩa vụ bị vi phạm mà không có lập luận gì nhiều về phần vượt quá và đa số các bản án đều nhận định việc “thỏa thuận mức phạt cao hơn 8% nghĩa vụ bị vi phạm là không phù hợp”.
Để có bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn xử lý đối với trường hợp các bên thỏa thuận mức phạt vượt quá “mức trần” mà luật liên quan quy định tương tự như quy định tại đoạn thứ hai khoản 1 Điều 468 BLDS 2015, đó là trường hợp mức phạt vi phạm theo thỏa thuận vượt quá mức phạt giới hạn được quy định trong luật liên quan thì mức phạt vượt quá không có hiệu lực.
Khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”.