Các ngành nghề kinh doanh không cần vốn pháp định là gì?

bởi Anh
Các ngành nghề kinh doanh không cần vốn pháp định

Vốn là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với các ngành nghề nhất định thì vốn pháp định phải chịu sự điều chỉnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy vốn pháp định là gì? Các ngành nghề kinh doanh nào không cần vốn pháp định?

Căn cứ pháp lý

Khái niệm vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định. Nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Chính phủ quy định mức vốn cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp trong nước hoạt động trong từng lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế quốc dân. Vĩ dụ: Mức vốn pháp định cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh vận tải hàng không là 50 tỉ đồng; mức vốn pháp định cho hợp tác xã kinh doanh vận tải viễn dương, vận tải hàng không là 10 tỉ đồng…

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vốn pháp định được xác định không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà dựa trên cơ sở tổng vốn đầu tư. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi năm 2000) quy định mức vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư, trừ những trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư.

Việc quy định vốn pháp định nhằm đảm bảo tối thiểu về tài sản của doanh nghiệp với bạn hàng, nhất là đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dễ gây rủi ro cho bạn hàng; hạn chế tình trạng thành lập tràn lan doanh nghiệp không có vốn hoạt động.

Đặc điểm vốn pháp định

– Phạm vi áp dụng: Chỉ quy định cho một số ngành nghề nhất định. (Các ngành nghề được nêu trong danh sách). Vốn pháp định dựa vào ngành nghề kinh doanh, hay nói cách khác tùy vào ngành, nghề khác nhau mà tương ứng với nó là mức vốn pháp định khác nhau.

– Về đối tượng áp dụng: Vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh. Bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể…

– Ý nghĩa pháp lý: Nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tổ hoạt động kinh doanh sau khi thành lập. Và tránh được, phòng trừ rủi ro.

– Thời điểm cấp: Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

– Vốn pháp định khác với góp của các chủ sở hữu khác với vốn kinh doanh. Vốn góp, vốn kinh doanh phải lớn hơn vốn pháp định hoặc bằng vốn pháp định.

– Vốn pháp định chủ yếu được quy định trong các văn bản luật chuyên ngành hoặc văn bản dưới luật như nghị định, thông tư…

– Trong thời gian hoạt động kinh doanh, số vốn sở hữu phải phù hợp với vốn pháp định và không được thấp hơn so với vốn pháp định.

Hiện nay, để đảm bảo thực hiện đúng theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 với mục đích hiện thực hóa việc tự do trong kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm nên vốn pháp định không còn là một điều khoản được quy định trong luật doanh nghiệp và chỉ được áp dụng trong một số ngành, nghề.

Ví dụ:

  • Một số ngành nghề chỉ cần đăng ký vốn pháp định
  • Kinh doanh bất động sản: vốn pháp định 20 tỷ
  • Kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng 6 tỷ
  • Hoạt động thông tin tín dụng 30 tỷ
  • Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển 50 tỷ
  • Một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, đồng thời phải thực hiện việc ký quỹ:
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa 100 triệu, doanh nghiệp ký quỹ 100 triệu
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 250 triệu, doanh nghiệp ký quỹ 250 triệu
  • Cho thuê lại lao động, doanh nghiệp ký quỹ 2 tỷ đồng
  • Dịch vụ việc làm, doanh nghiệp ký quỹ 300 triệu đồng
  • Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động ở nước ngoài ký quỹ 1 tỷ đồng
Các ngành nghề kinh doanh không cần vốn pháp định
Các ngành nghề kinh doanh không cần vốn pháp định

Dấu hiệu nhận biết vốn pháp định ​​​

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Chính phủ quy định mức vốn cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp trong nước hoạt động trong từng lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế quốc dân. Ví dụ: Mức vốn pháp định cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh vận tải hàng không là 50 tỷ đồng; mức vốn pháp định cho hợp tác xã kinh doanh vận tải viễn dương, vận tải hàng không là 10 tỷ đồng…

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vốn pháp định được xác định không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà dựa trên cơ sở tổng vốn đầu tư. Luật đầu tư năm 2014 tại Việt Nam quy định mức vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp vốn đầu đầu tư nước ngoài tổng vốn đầu tư, trừ những trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư.

Việc quy định mức vốn pháp định nhằm đảm bảo tối thiểu về tài sản của doanh nghiệp với bạn hàng, nhất là đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dễ gây rủi ro cho bạn hàng; hạn chế tình trạng thành lập tràn lan doanh nghiệp không có vốn hoạt động.

Những ngành nghề kinh doanh nào yêu cầu vốn pháp định

Tùy theo từng ngành nghề mà vốn pháp định yêu cầu cũng khác nhau. Sau đó là vốn pháp định của một số ngành nghề phổ biến:

  • Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng ( Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP);
  • Kinh doanh cảng hàng không, sân bay: Từ 100 đến 1300 tỷ đồng ( Theo Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP);
  • Kinh doanh dịch vụ hàng không: 30 tỷ đồng (Theo Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP);
  • Kinh doanh hoạt động mua bán nợ: 100 tỷ đồng (Theo Điều 7 Nghị định 69/2016/NĐ-CP);
  • Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ: 500 tỷ đồng (Theo Điều 8 Nghị định 69/2016/NĐ-CP);
  • Kinh doanh chứng khoán: 10 đến 165 tỷ đồng (Theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP và Nghị định 86/2016/NĐ-CP);
  • Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng (Theo Nghị định 73/2016/NĐ-CP);
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ : Điều kiện về vốn pháp định để thực hiện kinh doanh ngành, nghề này là hai tỷ đồng và trong quá trình hoạt động phải không thấp hơn mức vốn pháp định tại điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP;
  • Kinh doanh bán lẻ theo phương thức đa cấp: Để đủ điều kiện đăng ký kinh doanh ngành, nghề này thì doanh nghiệp phải đáp ứng mức vốn từ 10 tỷ đồng trở lên được quy định điểm b Khoản 1 Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP;
  • Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức: Vốn pháp định cho ngành, nghề kinh doanh này điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2018, Chủ thể hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy phép kinh doanh thì phải đáp ứng có số tài sản tối thiểu là 80.000 SDR…..

Các ngành nghề kinh doanh không cần vốn pháp định

  • Kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu
  • Kinh doanh phân bón( Phân bón vô cơ)
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và du lịch
  • Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
  • Bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô
  • Tổ chức đào tạo bồi dưỡng về đấu thầu
  • Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
  • Doanh nghiệp điện ảnh

Ý nghĩa của vốn pháp định

Việc pháp luật quy định vốn pháp định trong một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định không phải là một quy định xâm phạm quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm của các chủ thể kinh doanh, mà mục đích, ý nghĩa của pháp luật khi quy định về vốn pháp định là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người tiêu dùng, khách hàng và các đối tác hoạt động trong lĩnh vực đó. Có thể nói, những ngành mà pháp luật đặt ra quy định về vốn pháp định là những ngành nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của đất nước và có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng ngày của người dân như là kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh bất động sản,..

Việc quy định vốn pháp định là một trong những biện pháp để các doanh nghiệp chứng minh cho cơ quan nhà nước thấy được rằng mình đủ tiềm lực về kinh tế để kinh doanh trong lĩnh vực này, đủ tiềm lực để có thể đảm bảo an toàn, quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng khi tham gia giao dịch với doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, cơ quan xác nhận mức vốn pháp định phải luôn giám sát số vốn sở hữu của Doanh nghiệp để cảnh báo cho người tiêu dùng và chủ nợ khi vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp có nguy cơ bị giảm sút dưới mức vốn pháp định và kịp thời có biện pháp quản lý cần thiết khi số vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp giảm dưới mức vốn pháp định cũng như người tiêu dùng, chủ nợ, đối tác cân nhắc khi thực hiện giao dịch với các doanh nghiệp trên để đảm bảo an toàn nguồn tiền, tài sản của chính mình.

Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Công ty dự định thành lập có ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn góp phải tối thiểu bằng vốn pháp định.

Mức vốn pháp định là cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về “Các ngành nghề kinh doanh không cần vốn pháp định“. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề như hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh; giải thể công ty một thành viên, tạm dừng công ty và mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Theo quy định pháp luật các ngành nghề kinh doanh nào không cần có vốn pháp định?

Kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu
Kinh doanh phân bón( Phân bón vô cơ)
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và du lịch
Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
Bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô
Tổ chức đào tạo bồi dưỡng về đấu thầu
Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
Doanh nghiệp điện ảnh

Những ngành nghề kinh doanh nào yêu cầu vốn pháp định?

Tùy theo từng ngành nghề mà vốn pháp định yêu cầu cũng khác nhau. Sau đó là vốn pháp định của một số ngành nghề phổ biến:
Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng ( Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP);
Kinh doanh cảng hàng không, sân bay: Từ 100 đến 1300 tỷ đồng ( Theo Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP);
Kinh doanh dịch vụ hàng không: 30 tỷ đồng (Theo Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP);
Kinh doanh hoạt động mua bán nợ: 100 tỷ đồng (Theo Điều 7 Nghị định 69/2016/NĐ-CP);
Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ: 500 tỷ đồng (Theo Điều 8 Nghị định 69/2016/NĐ-CP);
Kinh doanh chứng khoán: 10 đến 165 tỷ đồng (Theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP và Nghị định 86/2016/NĐ-CP);
Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng (Theo Nghị định 73/2016/NĐ-CP);
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ : Điều kiện về vốn pháp định để thực hiện kinh doanh ngành, nghề này là hai tỷ đồng và trong quá trình hoạt động phải không thấp hơn mức vốn pháp định tại điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP;
Kinh doanh bán lẻ theo phương thức đa cấp: Để đủ điều kiện đăng ký kinh doanh ngành, nghề này thì doanh nghiệp phải đáp ứng mức vốn từ 10 tỷ đồng trở lên được quy định điểm b Khoản 1 Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP;
Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức: Vốn pháp định cho ngành, nghề kinh doanh này điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2018, Chủ thể hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy phép kinh doanh thì phải đáp ứng có số tài sản tối thiểu là 80.000 SDR…..

Những ngành nghề kinh doanh không yêu cầu vốn pháp định được quy định tại đâu?

Những ngành nghề kinh doanh không yêu cầu kinh nghiệm được quy định tại Nghị định 89/2019/NĐ-CP

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm