Pháp luật hiện nay đặt ra quy định rằng nam nữ nếu muốn xác lập quan hệ vợ chồng hay nói cách là là muốn trở thành vợ chồng hợp pháp thì phải thực hiện việc đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo luật định và phải được thực hiện thông qua thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đăng ký kết hôn không những đảm bảo về mặt pháp luật mà còn đảm bảo quyền và lợi của các bên, con cái gia đình và xã hội trong thời kỳ hôn nhân. Vậy muốn đăng ký kết hôn thì cần đáp ứng những điều kiện gì? Năm 18 tuổi có được pháp luật cho phép đăng ký kết hôn hay không? Các trường hợp bị pháp luật cấm trong một thời kỳ hôn nhân hiện nay là gì?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định của pháp luật về kết hôn
Kết hôn là một trong những nội dung được nêu tại Chương II Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 36 của Hiến pháp quy định nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.
Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về kết hôn, tại khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về kết hôn như sau:
“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.
Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định của pháp luật về hộ tịch.
- Trong trường hợp hợp không được đăng ký theo quy định đã nêu trên thì không có giá trị pháp lý.
Đối với việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình sẽ được coi là kết hôn giả tạo.
Đối với trường hợp vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Năm 18 tuổi có được đăng ký kết hôn không?
Độ tuổi là một trong những điều kiện bắt buộc để được đăng ký kết hôn.
Căn cứ theo Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, điều kiện đăng kết hôn được quy định như sau:
– Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, không phải là cứ 18 tuổi là sẽ được đăng ký kết hôn mà để được đăng ký kết hôn thì đối với nam bắt buộc phải đủ 20 tuổi trở lên và đối với nữ bắt buộc phải đủ 18 tuổi trở lên và phải có năng lực hành vi dân sự, việc kết hôn không vi phạm điều cấm của pháp luật và phải là sự tự nguyện giữa nam và nữ. Theo đó, độ tuổi đăng ký kết hôn được tính là đủ kể từ ngày sinh nhật lần thứ 18 trên giấy khai sinh đối với nữ và kể từ ngày sinh nhật lần thứ 20 đối với nam.
– Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:
- Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;
- Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.
Lưu ý: Nếu nam, nữ đủ tuổi đăng ký kết hôn theo quy định của luật nhưng là kết hôn đồng giới thì sẽ không đăng ký kết hôn được vì theo quy định tại khoản 2 ĐIều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Theo đó, việc kết hôn đồng giới tuy không được công nhận về mặt pháp luật nhưng cũng không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Các hành vi bị cấm trong hôn nhân và gia đình
Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, các hành vi sau đây bị pháp luật cấm trong hôn nhân:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
- Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
- Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
+ Yêu sách của cải trong kết hôn;
+ Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
+ Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
+ Bạo lực gia đình;
+ Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.
Liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Năm 18 tuổi có được đăng ký kết hôn không” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833 102 102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm
- Trích lục bản án ly hôn online năm 2022
- Xây nhà trên đất vườn có được bồi thường không?
- Tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. Như vậy, nếu không đăng ký kết hôn mà tổ chức đám cưới thì sẽ không được pháp luật công nhận, đồng thời cũng sẽ bị mất đi quyền lợi được pháp luật bảo vệ trong hôn nhân.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định độ tuổi đăng ký kết hôn đối với nam là đủ 20 tuổi trở lên và đối với nữ phải đủ 18 tuổi trở lên. Việc kết hôn khi chưa đủ độ tuổi đăng ký được xem là tảo hôn và là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Theo đó, nếu cố tình vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định
Quy định về độ tuổi đăng ký kết hôn của nữ giới được các nhà làm luật nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau bao gồm về mặt khoa học như là tâm lý học, sinh học và cả về mặt xã hội. Việc quy định nữ phải đủ 18 tuổi mới được đăng ký kết hôn là dựa vào sự phát triển hoàn thiện về mặt sinh học, tâm lý và cảm xúc của nữ giới.