Căn cứ pháp lí
Nội dung tư vấn
1. Phương thức cấp dưỡng được pháp luật quy định như thế nào?
Điều 117 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về các phương thức cấp dưỡng như sau:
Điều 117. Phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo đó, có hai phương thức cấp dưỡng. Thứ nhất là, cấp dưỡng theo định kì (hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm). Thứ hai là, cấp dưỡng một lần.
Phương thức cấp dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào sự thỏa thuận của các bên. Pháp luật không can thiệp vào ý chí tự do của các chủ thể có quyền và nghĩa vụ trong việc lựa chọn phương thức cấp dưỡng, thể hiện sự tiến bộ và tinh thần nhận đạo của pháp luật hôn nhân nói riêng cũng như hệ thống luật pháp nước ta nói chung. Hai bên chủ thể có thể tùy chọn phương thức cấp dưỡng nào phù hợp với hoàn cảnh, năng lực của bản thân mình nhất để thực hiện. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
Ngoài ra, Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết; khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2.Ưu nhược điểm của từng phương thức cấp dưỡng.
2.1.Cấp dưỡng theo định kỳ
Ưu điểm
- Phù hợp với những trường hợp chủ thể có nghĩa vụ cấp dưỡng không dư dả về mặt kinh tế.
- Tạo điều kiện cho các bên lựa chọn phương thức dễ dàng, thuận lợi, phù hợp nhất trong việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Các bên được thỏa thuận về nghĩa vụ cấp dưỡng bằng tiền hoặc tài sản theo phương thức định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
Hạn chế
- Dễ xảy ra tình trạng trốn tránh trách nhiệm của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Khó kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
2.2.Cấp dưỡng một lần.
Ưu điểm
- Giúp giảm thiểu đáng kể sự trốn tránh trách nhiệm của người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo định kỳ,
- Góp phần bảo vệ quyền lợi của người được cấp dưỡng
- Ngăn chặn những hành vi phá tán tài sản, trốn tránh, trì hoãn… Khi mà việc cấp dưỡng chỉ diễn ra một lần thì chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được việc người có nghĩa vụ cấp dưỡng đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình hay chưa bằng việc theo dõi hoặc cưỡng chế thực hiện.
Hạn chế
- Không thuận tiện cho những trường hợp chủ thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không có thế mạnh về mặt kinh tế. Họ sẽ không thể chuẩn bị kịp trong một thời gian ngắn số tiền lớn đề thưc hiện cấp dưỡng chỉ trong một lần.
Nói tóm lại, tùy vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi chủ thể mà mỗi người có thể chọn một phương thức cấp dưỡng khác nhau. Trên thực tế, phương thức cấp dưỡng theo định kỳ được sử dụng nhiều nhất vì sự dễ dàng và thuận lợi của nó đối với số đông.
Mong bài viết hữu ích cho các bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về ly hôn nhanh tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102