Trong quá trình tham gia học tại bậc đại học, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà sinh viên phải rút hồ sơ và không theo học tại trường nữa. Vậy nếu nghỉ học đại học có cần rút hồ sơ không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Nghỉ học đại học có cần rút hồ sơ không?
Cụ thể tại điểm a khoản 3 điều 9 Quy chế đào tạo Đại học của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định “ Những sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của nhà trường.” Như vậy, nếu muốn rút hồ sơ Đại học thì cần phải tuân thủ thực hiện các quy định của nhà trường.
Hiệu trưởng trường mà các sinh viên muốn chuyển đến học sẽ ra quyết định sẽ nhận sinh viên hay không, dựa vào năm học và số học phần mà sinh viên đó chuyển đến trường sẽ phải học bổ sung.
Sinh viên làm đơn rút hồ sơ đại học rồi sau đó nộp cho nhà trường, sau đó nhà trường sẽ họp và xem xét đề ra các quyết định có giải quyết thủ tục cho sinh viên đó rút hồ sơ đại học hay không.
Nghỉ học đại học giữa chừng có cần rút hồ sơ?
Dựa vào những quy định chung của Bộ giáo dục cũng như tùy thuộc vào quy chế và thủ tục của từng trường Đại học mà từng trường đại học sẽ có những quy định về thủ tục khác nhau. Tuy nhiên thủ tục rút hồ sơ đại học mới nhất có thể khái quát như sau:
– Người có nguyện vọng rút hồ sơ viết đơn xin rút hồ sơ, có ý kiến xác nhận của Ban chủ nhiệm Khoa;
– Đồng thời, nộp lại thẻ sinh viên và giấy báo nhập học;
– Nộp phiếu thanh toán xác nhận sinh viên đó không nợ gì ở trường;
– Cuối cùng, đợi quyết định của nhà trường và thực hiện việc rút hồ sơ tại phòng công tác sinh viên.
Nhập học rồi có được rút hồ sơ không?
Theo quy định hiện hành thì thông thường sinh viên sẽ chỉ phải thanh toán học phí tính đến thời điểm mà sinh viên đó học và chỉ cần thanh toán phí ký túc xá nếu có, trả đầy đủ sách mượn của thư viện nên sinh viên làm đúng quy trình và thủ tục sẽ không phải mất khoản gì bên ngoài. Khoản phí phải nộp khi rút hồ sơ đại học có thể sẽ do từng trường Đại học quy định.
Rút hồ sơ Đại học có tốn tiền không?
Rút hồ sơ Đại học có mất tiền không phụ thuộc vào quy định của từng trường. Ví dụ: Sinh viên đã nhập học trong vòng 1 tuần thì sẽ được rút học phí khoảng 90%, sau 2 tuần khoảng 50% và khi thời hạn càng lâu thì phí được rút càng ít đi. Đến khoảng 4 tuần thì bạn sẽ không được rút lại học phí.
Ngoài ra khi sinh viên rút hồ sơ sinh viên sẽ chỉ phải thanh toán học phí tính đến thời điểm mà sinh viên đó học và chỉ cần thanh toán phí ký túc xá nếu có, trả đầy đủ sách mượn của thư viện nên sinh viên làm đúng quy trình và thủ tục sẽ không phải mất khoản gì bên ngoài.
Xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học
- Được điều động vào lực lượng vũ trang;
- Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế;
- Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;
- Vì lý do cá nhân khác nhưng đã phải học tối thiểu 01 học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.
Xếp loại học lực của sinh viên
Theo thang điểm 4:
- Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;
- Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;
- Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;
- Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;
- Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;
- Dưới 1,0: Kém.
Theo thang điểm 10:
- Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;
- Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;
- Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;
- Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;
- Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;
- Dưới 4,0: Kém.
Quy định về điểm học phần của sinh viên
Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ như dưới đây, trừ các trường hợp được quy định tại điểm d khoản này.
a) Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:
A: từ 8,5 đến 10,0;
B: từ 7,0 đến 8,4;
C: từ 5,5 đến 6,9;
D: từ 4,0 đến 5,4.
b) Loại đạt không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập:
P: từ 5,0 trở lên.
c) Loại không đạt:
F: dưới 4,0.
d) Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:
I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;
X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;
R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.
Quy đổi điểm chữ sang điểm số được quy định ra sao?
Để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Điểm chữ nhiều mức hơn do cơ sở đào tạo quy định (nếu có) cũng được quy đổi sang điểm số tương ứng theo thang từ 0 tới 4.
A quy đổi thành 4;
B quy đổi thành 3;
C quy đổi thành 2;
D quy đổi thành 1;
F quy đổi thành 0.
Có thể bạn quan tâm
- Bằng cử nhân có phải là bằng đại học không? Điểm khác nhau là gì?
- Trường hợp đi học đại học có phải khai báo tạm vắng hay không?
- Đang học đại học có được thành lập công ty
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Nghỉ học đại học có cần rút hồ sơ không“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau: Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Không có ai có quyền được giữ giấy tờ tùy thân, chứng chỉ bằng cấp liên quan của bạn ngoại trừ bạn, kể cả là trong quan hệ lao động – làm công ăn lương. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.