Chế độ ốm đau là chế độ phúc lợi thường được nhắc tới của BHXH. Tuy vậy không phải ai cũng nắm rõ các quy định về chế độ này. Có nhiều người không đủ điều kiện, giấy tờ để hưởng chế độ ốm đau nên đã lỡ mất thời gian hưởng chế độ ốm đau. Hay có những người đầy đủ hồ sơ giấy tờ nhưng lại không đủ điều kiện. Vậy nghỉ ốm hưởng BHXH cần giấy tờ gì? Mời các bạn đóm đọc bài viết “Nghỉ ốm hưởng BHXH cần giấy tờ gì?” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết.
Căn cứ pháp lý
Nghỉ ốm hưởng BHXH cần giấy tờ gì?
Giấy tờ hưởng chế độ ốm đau sẽ do cả người lao động và người sử dụng lao động chuẩn bị. Trong đó quan trọng nhất là giấy xin nghỉ ốm hưởng BHXH. Đây là loại giấy tờ được các cơ sở y tế cấp. Bộ hồ sơ đầy đủ để hưởng chế độ ốm đau sẽ bao gồm:
Các giấy tờ mà người lao động phải chuẩn bị
– Trường hợp bệnh dài ngày cần điều trị nội trú: Phải có bản sao giấy ra viện, trong phần chẩn đoán phải ghi rõ mã bệnh và tên bệnh theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT.
– Trường hợp bệnh dài ngày chỉ cần điều trị ngoại trú:
+ Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội: Trong phần chẩn đoán có ghi rõ mã bệnh và tên bệnh theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT.
+ Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian nằm viện: Phần chẩn đoán của giấy ra viện phải ghi rõ mã bệnh và tên bệnh theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT.
Giấy tờ mà người sử dụng lao động cần chuẩn bị
Danh sách đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo Mẫu số 01B-HSB.
Thủ tục hưởng chế độ ốm đau
Căn cứ Quyết định 166/QĐ-BHXH và Quyết định 222/QĐ-BHXH. Thủ tục hưởng chế độ ốm đau dài ngày cũng được thực hiện như thủ tục hưởng chế độ ốm đau thông thường. Theo quy định này, người lao động phải phối hợp với người sử dụng lao động để thực hiện thủ tục hưởng. Theo đó người lao động cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Người lao động nộp 1 bộ hồ sơ cho doanh nghiệp
Gồm bản sao giấy ra viện hoặc bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Thời hạn nộp: 45 ngày tính từ quay lại làm việc.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm.
Trong 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ của người lao động, doanh nghiệp phải lập Mẫu số 01B-HSB rồi gửi toàn bộ hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền chế độ ốm đau dài ngày.
– Thời hạn giải quyết: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
– Hình thức chi trả tiền chế độ ốm đau dài ngày:
+ Nhận tiền mặt tại doanh nghiệp sau khi cơ quan bảo hiểm xã hội đã chuyển trợ cấp cho doanh nghiệp.
+ Nhận tiền qua thẻ ATM của người lao động.
+ Nhận trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nếu chưa nhận tại doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã chuyển lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày:
Người lao động quay trở lại công ty sau thời gian điều trị ốm đau dài ngày phải nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho người sử dụng lao động trong vòng 45 ngày kể từ ngày quay lại làm việc.
Sau khi nhận đủ hồ sơ của người lao động thì trong 10 ngày, doanh nghiệp phải hoàn thiện hồ sơ và gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm để hoàn tất thủ tục.
Trường hợp nộp hồ sơ muộn so với thời hạn quy định, doanh nghiệp phải gửi kèm văn bản giải trình lý do cùng với bộ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau.
Trường hợp doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động thì phải bồi thường cho người đó.
Xin giấy nghỉ ốm ở đâu cho hợp lệ?
Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động. Đây là giấy tờ ma fngười lao động phải đi xin. Nhưng không phải lúc nào việc xin giấy nghỉ ốm hưởng chế độ ốm đau cũng dễ ràng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, giấy nghỉ ốm hợp lệ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
b) Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo đó, người lao động muốn nghỉ ốm hưởng BHXH thì phải xin giấy nghỉ ốm tại cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép hoạt động.
Cụ thể, sau khi người lao động tiến hành thăm khám, cơ sở khám, chữa bệnh sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH với thời gian nghỉ phù hợp với tình hình sức khỏe của người đó.
Mời bạn xem thêm
- Con ốm mẹ nghỉ hưởng BHXH cần những giấy tờ gì?
- Phụ cấp ăn trưa có đóng BHXH không theo quy định năm 2023?
- Hồ sơ cộng nối thời gian công tác đóng BHXH trong quân đội
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Nghỉ ốm hưởng BHXH cần giấy tờ gì?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về dịch vụ tách thửa đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, người được ký giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là người hành nghề (y, bác sĩ) làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp phép hoạt động.
Trường hợp cơ sở y tế đó không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan BHXH.
Trường hợp người khám, chữa bệnh đồng thời là người đứng đầu hoặc người được ủy quyền ký đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó thì người này chỉ cần ký và đóng dấu ở phần “Xác nhận của thủ trưởng đơn vị” và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ khám, chữa bệnh nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp.
Nếu người ký giấy nghỉ ốm này không đúng thẩm quyền thì giấy tờ đó sẽ bị coi là không hợp lệ, cơ quan BHXH sẽ từ chối giải quyết hưởng chế độ cho người lao động.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH sẽ được cơ sở y tế mà người lao động đã tiến hành khám, chữa bệnh cấp lại trong các trường hợp sau:
– Bị mất, bị hỏng;
– Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;- Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
– Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, nếu làm mất giấy nghỉ ốm hưởng BHXH, người lao động hoàn toàn có thể xin cấp lại. Giấy nghỉ ốm được cấp lại sẽ đóng dấu Cấp lại.
– Trường hợp bệnh dài ngày cần điều trị nội trú: Phải có bản sao giấy ra viện, trong phần chẩn đoán phải ghi rõ mã bệnh và tên bệnh theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT.
– Trường hợp bệnh dài ngày chỉ cần điều trị ngoại trú:
+ Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội: Trong phần chẩn đoán có ghi rõ mã bệnh và tên bệnh theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT.
+ Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian nằm viện: Phần chẩn đoán của giấy ra viện phải ghi rõ mã bệnh và tên bệnh theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT.
* Giấy tờ mà người sử dụng lao động cần chuẩn bị:
Danh sách đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo Mẫu số 01B-HSB.