Tiền lương, tiền thưởng là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của người lao động. Bên cạnh khoản tiền lương cơ bản, người lao động còn được nhận thêm các khoản tiền trợ cấp, phụ cấp, tiền thưởng. Một trong số các khoản ngoài tiền lương đó có thể kể đến đó là tiền chuyên cần. Tiền chuyên cần không còn là một khái niệm xa lạ mà rất quen thuộc trong đời sống hiện nay. Mục đích chính của nó là để các doanh nghiệp khuyến khích người lao động làm việc năng suất, hiệu quả. Vậy, tiền chuyên cần là gì? Theo quy định, nghỉ phép năm có bị trừ tiền chuyên cần không? Mời quý bạn đọc hãy cùng LSX tìm hiểu cụ thể, chi tiết qua bài viết dưới đây nhé! Hy vọng bài viết này của chúng tôi sẽ mang lại cho quý bạn đọc những thông tin cần thiết nhất.
Căn cứ pháp lý
Tiền chuyên cần là gì?
Hiện nay, tại một số công ty, trong tiền lương có thêm nhiều khoản bổ sung khác, trong đó có tiền chuyên cần.
Tiền chuyên cần này là loại phụ cấp nhằm khuyến khích người lao động tuân thủ quy định công ty, làm việc đầy đủ để nâng cao năng suất.
Pháp luật không quy định cụ thể khoản tiền chuyên cần này mà sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể,…
Theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Như vậy, tiền chuyên cần sẽ là khoản tiền lương mà công ty trả cho người lao động đã đi làm đầy đủ, không vi phạm quy định, làm tròn ngày công trong tháng.
Tại điểm b, c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định:
“b) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:
b1) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
b2) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
c) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
c1) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
c2) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.”
Còn tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng như sau:
“1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.”
Như vậy, chúng tôi nhận thấy mục đích của khoản tiền chuyên cần là nhằm khuyến khích NLĐ làm việc đủ ngày công, nâng cao năng suất lao động.
Do đó, căn cứ theo các quy định nêu trên, tiền chuyên cần thuộc khoản phụ cấp lương, không phải tiền thưởng. Ngoài ra, công ty phải quy định rõ mức hưởng, điều kiện hưởng trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy chế trả lương của doanh nghiệp.
Nghỉ phép năm có bị trừ tiền chuyên cần không?
Nhiều công ty cho phép người lao động nghỉ ốm không bị trừ tiền chuyên cần nhưng cũng có nơi sẽ không tính tiền chuyên cần với những ngày đã nghỉ.
Để biết nghỉ phép năm có bị trừ tiền chuyên cần hay không thì phải xem lại điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng, trong thỏa ước lao động tập thể,…
Hiện nay Bộ Luật lao động năm 2019 chỉ quy định về tiền lương cho người lao động là số tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Theo quy định vừa rồi về các chế độ tiền lương không có quy định nào về phụ cấp chuyên cần. Đây được hiểu là khoản phụ cấp do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau, được quy định trong hợp đồng lao động hoặc ngay trong nội quy lao động.
Nếu người lao động đi làm đầy đủ, không vi phạm pháp luật, làm đủ ngày công trong tháng thì tiền chuyên cần chính là tiền lương người sử dụng lao động trả cho người lao động. Thực tế hiện nay, nhiều công ty cho phép người lao động nghỉ ốm không bị trừ chuyên cần nhưng nhiều công ty lại trừ chuyên cần của người lao động kể cả khi nghỉ ốm hay nghỉ phép.
Do đó, pháp luật lao động không quy định cụ thể về khoản tiền chuyên cần mà dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Do vậy, người lao động cần căn cứ vào hợp đồng lao động hoặc nội quy lao động của công ty để biết công ty trừ tiền chuyên cần do nghỉ ốm hay nghỉ phép.
Quy định về nghỉ phép năm
Nghỉ phép năm hay ngày nghỉ hàng năm là một trong những quyền lợi cơ bản và quan trọng mà người lao động được hưởng trong một năm làm việc cho bất kỳ công ty, doanh nghiệp, tổ chức hay đơn vị sử dụng lao động nào. Tùy thuộc vào môi trường làm việc, tính chất công việc và quy định tại mỗi nơi mà NLĐ sẽ được hưởng số ngày nghỉ phép năm tương ứng. Trường hợp, NLĐ chưa đủ một năm làm việc thì vẫn được hưởng chế độ này. Trung bình mỗi tháng làm việc kết thúc thì người lao động sẽ có tương ứng 1 ngày nghỉ phép cộng thêm vào quỹ ngày nghỉ hằng năm.
Trung bình, mỗi lao động được nghỉ 12 ngày phép có hưởng lương trong năm. Một số lý do xin nghỉ phép năm thường gặp bao gồm: Nghỉ vì bận việc gia đình, nghỉ để đi du lịch, nghỉ để chữa bệnh… Nghỉ phép năm là một trong những quyền lợi cơ bản dành cho người lao động ở bất kỳ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào, do đó người lao động cần nắm vững những quy định để đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình.
Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
– Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
– Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 Bộ luật Lao động 2019) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
– Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nghỉ phép năm có bị trừ tiền chuyên cần không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến vấn đề tư vấn pháp lý về vấn đề mẫu đơn xin tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102. để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Có doanh nghiệp sẽ có mức phụ cấp chuyên cần cho người lao động là 300 ngàn đồng; có doanh nghiệp là 500 ngàn đồng nhưng cũng có doanh nghiệp sẽ không có mức phụ cấp này. Việc quy định mức phụ cấp chuyên cần là bao nhiêu, tùy thuộc vào chế độ, chính sách của công ty, pháp luật không quản lý cũng như không quy định về mức phụ cấp này.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm những chế độ và các khoản phụ cấp sau:
– Tiền thưởng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, thưởng được hiểu là số tiền căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động hoặc tài sản, những hình thức khác mà phía bên doanh nghiệp thưởng cho người lao động.
– Tiền thưởng sáng kiến.
– Tiền ăn giữa ca.
– Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ.
– Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Do đó, căn cứ theo quy định trên, tiền thưởng chuyên cần sẽ không nằm trong khoản tiền để tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công gồm:
“a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp (trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013).
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức.
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước.”.
Ngoài ra, tại Công văn 79557/CT-TTHT ngày 03/12/2018 do Cục Thuế Thành phố Hà Nội đã nêu rõ:
“… trường hợp Công ty trả phụ cấp tiền thuê nhà, xăng xe (từ nhà đến công ty theo mức cố định hàng tháng), điện thoại, phụ cấp chuyên cần cho người lao động, ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty thì:
Về khoản phụ cấp tiền thuê nhà, xăng xe, phụ cấp chuyên cần: Công ty được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC và tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Về khoản phụ cấp tiền điện thoại: khoản khoán chi tiền điện thoại cho cá nhân được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.
Trường hợp Công ty chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.”.
Căn cứ vào những quy định trên, có thể kết luận như sau: Phụ cấp chuyên cần được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.