Lao động là một trong những hoạt động chính của con người. Con người lao động để tạo ra của cải vật chất cũng như để nuôi sống bản thân cùng gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh lao động, công việc, người lao động vẫn sẽ có những việc khác, có nhiều khía cạnh khác của cuộc sống cần giải quyết. Chế độ nghỉ phép trong lao động đã ra đời để giúp người lao động có thể hoàn thành tốt việc cá nhân mà không ảnh hưởng gì đến công việc. Một trong những chế độ nghỉ phép đó chính là chế độ nghỉ phép tang. Pháp luật có quy định rõ ràng, cụ thể về vấn đề này (số ngày nghỉ, mức lương được hưởng,…) Tuy nhiên, đôi khi ngày nghỉ phép tang lại rơi vào ngày chủ nhật. Điều này đã làm người lao động thắc mắc liệu rằng, nghỉ phép tang có tính ngày chủ nhật không? Người lao động nghỉ phép tang có được hưởng lương hay không? Hãy cùng với LSX tìm hiểu câu trả lời giải đáp thắc mắc qua bài viết này nhé! Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn để nó có thể giúp ích cho cuộc sống của bạn.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm nghỉ phép
Nghỉ phép là khoảng thời gian người lao động tạm gác lại công việc, dành thời gian phục vụ những mục đích cá nhân khác mà chỉ có thể xử lý trong khung giờ đi làm.
Đây là quyền lợi chính đáng của người lao động, do đó, người sử dụng lao động phải phê duyệt đơn nghỉ phép theo đúng quy định pháp luật, đồng thời bố trí nhân sự đảm nhận công việc thay người lao động xin nghỉ phép. Đảm bảo khi người lao động quay trở lại làm việc, có thể tiếp nối công việc một cách thuận lợi nhất và nhận đúng quyền lợi như đã cam kết trong đơn nghỉ việc đã phê duyệt.
Các loại nghỉ phép
Hiện nay, nghỉ phép có thể chia thành hai nhóm chính:
Nghỉ phép có hưởng lương
Nghỉ phép có hưởng lương chỉ áp dụng cho tình huống nghỉ phép năm trong phạm vi số ngày nghỉ phép thường niên của người lao động.
Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
- Được nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường
- Được nghỉ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động số ngày nghỉ phép được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Công thức:
Số ngày nghỉ phép = (Tổng số ngày nghỉ phép năm x Số tháng làm việc) / 12
Nghỉ phép không hưởng lương
Nghỉ phép không hưởng lương và không cần xin phép
Người lao động nghỉ không hưởng lương 01 trong những tình huống cụ thể không phải xin phép hay làm đơn theo thủ tục xin nghỉ phép tại nơi làm việc, nhưng phải thông báo cho phía quản lý trực tiếp hoặc phòng nhân sự thông qua email, tin nhắn, cuộc gọi điện thoại… Lưu ý, nếu email hay tin nhắn thì phải chắc chắn nhận được phản hồi chấp thuận hoặc đã nhận thông tin từ người nhận bạn nhé.
Nghỉ phép không hưởng lương và cần xin phép
Trường hợp người sử dụng lao động muốn nghỉ phép nhiều hơn số ngày phép năm còn lại thì vẫn có thể thỏa thuận cùng người sử dụng lao động. Được nghỉ không lương bao nhiêu ngày, cam kết trong đơn nghỉ không lương ra sao… sẽ do đôi bên tự thỏa thuận.
Chỉ khi người sử dụng lao động đồng ý thì người lao động mới được phép nghỉ ngắn hạn/ dài hạn không hưởng lương. Nếu chưa được đồng ý mà tự ý nghỉ thì sẽ bị tính là tự ý bỏ việc, như vậy bạn sẽ bị xử phạt kỷ luật.
Nghỉ phép tang có được hưởng lương không?
Nghỉ hằng năm là một trong những chế độ nghỉ ngơi của người lao động, trong trường hợp người lao động đáp ứng được điều kiện về thời gian làm việc cho một người sử dụng lao động thường xuyên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả chế độ nghỉ phép hằng năm.
Theo Khoản 1, 2 Điều 115 Bộ luật lao động 2019 thì khi người lao động nghỉ phép tang tùy từng trường hợp sẽ được nghỉ hưởng hương hoặc không hưởng lương. Theo đó:
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết người lao động được nghỉ 03 ngày hưởng nguyên lương.
Còn những trường hợp những người thân khác mất hoặc nghỉ quá 3 ngày trong trường hợp trên thì người lao động sẽ nghỉ và không được hưởng lương.
Tuy nhiên, người lao động cũng có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tính những ngày nghỉ ngày được tính vào ngày nghỉ hàng năm để hưởng lương.
Tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động cụ thể như sau:
– Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
– Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
– Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
– Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
– Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
– Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Theo quy định trên thì trường hợp nghỉ không hưởng lương cũng được tính vào nghỉ phép năm. Theo đó nếu bạn muốn nghỉ mà vẫn được hưởng lương ngoài các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động thì phải thỏa thuận và được sự cho phép của người sử dụng lao động.
Khi được sự chấp thuận của người sử dụng lao động, thì số ngày nghỉ thỏa thuận này sẽ được tính vào ngày nghỉ phép năm, và được hưởng lương những ngày này. Tuy nhiên để được hưởng lương bạn phải thỏa thuận trước với người sử dụng lao động để tính những ngày này vào ngày nghỉ phép năm để tính lương.
Nghỉ phép tang có tính ngày chủ nhật không?
Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động. Như vậy, người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền quyết định lịch nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày nào đó khác trong tuần.
Theo đó, không bắt buộc phải nghỉ hằng tuần vào ngày thứ 7, Chủ nhật mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể bố trí các ngày khác trong tuần để cho người lao động nghỉ theo quy định.
Theo Điều 13 Luật cán bộ, công chức quy định:
“Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ”.
Về cách tính chế độ nghỉ phép năm, theo Điều 74 Bộ Luật lao động 2019 quy định:
“Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo quy định sau đây:
– 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bìigrave;nh thường;
– 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi;
– 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt”.
Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động, cứ 5 năm được nghỉ thêm một ngày (Điều 75 BLLĐ 2019)
Như vậy, thời gian nghỉ phép năm theo quy định của pháp luật lao động là ngày làm việc của đơn vị và được hưởng nguyên lương. Chính vì vậy, những ngày nghỉ hàng tuần (thứ bảy, chủ nhật) sẽ không bị tính vào những ngày nghỉ phép tang.
Hướng dẫn viết mẫu đơn xin nghỉ phép
Tương tự như các mẫu đơn thông thường khác nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn soạn mẫu đơn xin nghỉ phép. Đơn sẽ gồm có:
– Quốc hiệu tiêu ngữ, ngày…tháng..năm viết đơn;
– Tên đơn: ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP
– Phần kính gửi: ghi cụ thể bộ phận có thẩm quyền xem xét giải quyết đơn như ban giám đốc công ty; trưởng phòng nhân sự,…
– Thông tin của người xin nghỉ phép: họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, đơn vị công tác, chức vụ.
– Lý do xin nghỉ phép: nêu cụ thể lý do người lao động xin nghỉ ví dụ nghỉ việc riêng,…và ghi cụ thể thời gian nghỉ phép từ ngày…tháng…năm…đến ngày….tháng….năm.
– Thông tin công việc đã bàn giao:…
– Khi đã hoàn thiện đơn thì người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Nghỉ phép tang có tính ngày chủ nhật không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về vấn đề thừa kế đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp ngày nghỉ rơi vào cuối tuần, thứ bảy và chủ nhật, đây là những ngày nghỉ đương nhiên nên người lao động sẽ được tính nghỉ phép vào những ngày kế tiếp.
Ví dụ, người lao động nghỉ phép 3 ngày khi nhà có tang, có thể lựa chọn ngày nghỉ là thứ sáu, thứ hai, thứ ba. Thứ bảy và chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần nên không tính.
Căn cứ Khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động 2019 có quy định về nghỉ việc riêng của người lao động như sau:
“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.”
Theo đó khi con nuôi bạn mất thì bạn sẽ được nghỉ 3 ngày. Những ngày này bạn vẫn được hưởng nguyên lương dù không đi làm.
Theo quy định Bộ luật lao động 2019 thì người lao động có quyền nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương và người sử dụng lao động phải cho phép.
Nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt theo quy định.
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
“a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định;
b) Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định;
c) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về lao động tại địa phương về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.”
Do đó nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Riêng trường hợp người lao động muốn nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận, người sử dụng lao động được quyền đồng ý hoặc từ chối đề nghị xin nghỉ của người lao động mà không bị coi là vi phạm pháp luật.
Người lao động xin nghỉ phép không đúng quy định, tự ý nghỉ không lương khi chưa được người sử dụng lao động đồng ý thì sẽ bị tính là tự ý bỏ việc.
Điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định
Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Trường hợp không phải “05 ngày làm việc liên tục” thì người lao động cũng bị xử lý kỷ luật, vì theo khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Người sử dụng lao động được quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.