Người cao tuổi có phải đóng BHXH không quy định 2022

bởi Bảo Nhi
Người cao tuổi có phải đóng BHXH không quy định 2022

Để đảm bảo được quyền của người cao tuổi trong bảo hiểm xã hội nhà nước đã đề ra những quy định pháp luật. ở thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều doanh nghiệp đang sử dụng người lao động cao tuổi, tuy nhiên người lao động cao tuổi đó cần nắm được những quy định pháp luật về các vấn đề liên quan đến thời giờ làm việc hoặc các chế độ bảo hiểm tránh trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng và đủ quy định pháp luật gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mình. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Người cao tuổi có phải đóng BHXH không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Vai trò của bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội sẽ giúp bảo đảm thay thế, bù đắp sự thiếu hụt về mặt tài chính; cho người lao động và gia đình người lao động khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống như tai nạn, ốm đau, …

Ngoài chức năng trên thì bảo hiểm xã hội sẽ phân phối lại thu nhập cho người lao động. Chức năng này thể hiện ở việc người lao động san sẻ thu nhập theo thời gian. Tức là, người lao động sẽ đóng BHXH để dành hưởng trợ cấp khi gặp rủi ro; hay có vấn đề khác như thai sản, thất nghiệp hay lương hưu sau này…

Người cao tuổi có phải đóng BHXH không?

Người cao tuổi có phải đóng BHXH không quy định 2022
Người cao tuổi có phải đóng BHXH không quy định 2022

Tại khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

“9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.”

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 thì đối với NLĐ không thuộc đối tượng tham gia bảo BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động đó đang hưởng lương hưu.

Điều 168. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế – Bộ luật lao động 2019 quy định:

“…3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, thì ngoài việc trả lương theo công việc; người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động; một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.”

Như vậy,  thay vì đóng BHXH bắt buộc; nếu người lao động cao tuổi này đang hưởng lương hưu thì ngoài việc trả lương theo hợp đồng; Công ty còn có trách nhiệm trả thêm 1 khoản tiền; tương ứng với mức đóng BHXH bắt buộc vào lương có người lao động đó.

Người lao động không đang hưởng lương hưu hàng tháng

Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định; đối tượng đóng BHXH bắt buộc như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ; hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng; kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật; của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Như vậy, theo quy định trên thì người lao động trên 60 tuổi; nhưng chưa từng tham gia bảo hiểm xã hội mà không thuộc đối tượng hưởng lương hưu; trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng; nên công ty vẫn phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; cho người lao động này như những người lao động khác trong công ty.

Người nghỉ hưu đi làm có phải đóng bảo hiểm xã hội?

Theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);

Với quy định này có thể thấy, hầu hết những người làm việc theo hợp đồng lao động đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Tuy nhiên, khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 lại nêu:

Người hưởng lương hưu mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tức là, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong trường hợp này không phải đóng BHXH bắt buộc. Do đó, người đang hưởng lương hưu thì không phải đóng BHXH.

Mặc dù không thuộc đối tượng đóng BHXH nhưng người lao động cao tuổi lại được nhận thêm khoản tiền sau:

3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, ngoài tiền lương được trả theo công việc, doanh nghiệp còn có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng BHXH.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Người cao tuổi có phải đóng BHXH không”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, xác nhận tình trạng hôn nhân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, đổi tên mẹ trong giấy khai sinh, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hạn khai sinh cho con, đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm, VSATTP trong cơ sở khám chữa bệnh… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hình thức xử phạt khi công ty không đóng BHXH cho người lao động như thế nào?

Nếu công ty không đóng BHXH cho người lao động cao tuổi là đã vi phạm quy định pháp luật; và sẽ bị xử lý theo quy định khoản 3 Điều 122 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
Điều 122. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này; từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng; chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật; còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền; ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động; để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội
Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP; có quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“5. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính; nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Ai được coi là người lao động cao tuổi?

Khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã định nghĩa về người lao động cao tuổi như sau:
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.
Theo đó, người lao động cao tuổi được hiểu là người tiếp tục đi làm sau độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường.
Độ tuổi nghỉ hưu của người lao động theo Bộ luật Lao động mới sẽ không còn cố định như trước đây là 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. Thay vào đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường sẽ được tăng dần theo lộ trình là đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035 và đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2035.
Cụ thể, trong năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm