Người dân được phép sử dụng Giấy khai sinh điện tử để thay cho bản giấy không?

bởi NguyenThiLanAnh
Người dân được phép sử dụng Giấy khai sinh điện tử để thay cho bản giấy

Trong những năm gần đây, nhà nước ta luôn nỗ lực thực hiện cải cách hành chính. Theo đó, hàng loạt các giấy tờ đã được khai tử. Mới đây nhất, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 01/2022/TT-BTP, trong đó có nội dung nổi bật là người dân được phép sử dụng giấy khai sinh điện tử để thay cho bản giấy. Cụ thể quy định này thế nào, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Từ 18/2/2022, người dân được phép sử dụng Giấy khai sinh điện tử để thay cho bản giấy

Bản điện tử của giấy tờ hộ tịch (trong đó có Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn) không phải quy định mới, mà trước đây đã được quy định tại Nghị định 87/2020/NĐ-CP. Khi đó, Chính phủ mới chỉ quy định biểu mẫu điện tử giấy tờ hộ tịch do Bộ Tư pháp ban hành.

Ngày 04/01/2022, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 01/2022/TT-BTP (quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định 87/2020), có hiệu lực từ ngày 18/02/2022.

Ban hành kèm theo Thông tư 01/2022 có:

– Nội dung bản điện tử giấy tờ hộ tịch; văn bản xác nhận thông tin hộ tịch; Giấy báo tử (Phụ lục 1);

– Nội dung các biểu mẫu hộ tịch điện tử tương tác tích hợp, phục vụ đăng ký hộ tịch trực tuyến (Phụ lục 2).

Đáng chú ý, khoản 2 Điều 9 Thông tư 01/2022 quy định: Giá trị pháp lý của bản điện tử giấy tờ hộ tịch được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 87/2020.

Theo khoản 6 Điều 12 Nghị định 87/2020: Biểu mẫu điện tử giấy tờ hộ tịch do Bộ Tư pháp ban hành, cung cấp thông tin hộ tịch hoặc nguồn tra cứu thông tin hộ tịch của cá nhân, có giá trị như giấy tờ hộ tịch.

Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chấp nhận, sử dụng, không được yêu cầu cá nhân nộp; hoặc xuất trình giấy tờ hộ tịch để đối chiếu.

Nói cách khác, từ ngày 18/02/2022, người dân có thể sử dụng bản điện tử giấy tờ hộ tịch (giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn…) để thực hiện các thủ tục hành chính thay cho bản giấy.

Tổng hợp quy định về bản điện tử Giấy khai sinh

– Bản điện tử giấy tờ hộ tịch có giá trị sử dụng như giấy tờ hộ tịch bản giấy trong các giao dịch, thủ tục hành chính thực hiện trực tuyến, có giá trị thay thế các giấy tờ hộ tịch bản giấy khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch trực tiếp tại cơ quan đăng ký hộ tịch.

– Mã QRcode trên bản điện tử giấy tờ hộ tịch là địa chỉ Internet dẫn tới dữ liệu; định dạng hình ảnh của giấy tờ hộ tịch tương ứng trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; có giá trị cung cấp thông tin về tính chính xác, hợp lệ; các thông tin chi tiết của giấy tờ hộ tịch trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch do người yêu cầu đăng ký hộ tịch nộp; xuất trình có thể kiểm tra tính chính xác; thời hạn sử dụng; thông tin cập nhật của bản điện tử giấy tờ hộ tịch thông qua mã QRCode trên bản điện tử của giấy tờ đó.

Làm thế nào để có được bản điện tử Giấy khai sinh?

Như phân tích ở trên, bản điện tử giúp người dân không cần phải chuẩn bị và mang theo bản giấy của GIấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn, tiết kiệm được chi phí in ấn và chứng thực…, thế nhưng làm thế nào để có được bản điện tử này?

Theo hướng dẫn của Chính phủ tại Điều 12 Nghị định 87/2021/NĐ-CP, người có yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia; Cống dịch vụ công cấp tỉnh để đăng ký tài khoản; xác thực người dùng theo hướng dẫn.

Sau khi đăng nhập tài khoản thành công; người có yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác, đính kèm bản chụp; hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu theo quy định; nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến; hoặc bằng cách thức khác theo quy định pháp luật.

Người có yêu cầu đăng ký hộ tịch được nhận kết quả đăng ký hộ tịch theo một trong các phương thức sau đây:

– Nhận qua email, Kho quản lý dữ liệu điện tử

– Nhận qua thiết bị số, thông qua phương pháp truyền số liệu phù hợp; đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin.

Thủ tục nào cần có Giấy khai sinh, Chứng nhận kết hôn?

Cũng giống như Sổ hộ khẩu hay Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, rất nhiều thủ tục hành chính hiện nay yêu cầu bắt buộc phải có Giấy khai sinh như: Thủ tục nhập học đầu cấp cho con; Thủ tục đi máy bay cho trẻ em; Thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em…

Thông thường, các thủ tục nêu trên đều yêu cầu phải có Giấy khai sinh bản sao có chứng thực; hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Người dân được phép sử dụng Giấy khai sinh điện tử để thay cho bản giấy“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Giấy khai sinh là gì?

Khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 Giấy khai sinh được hiểu như sau:
”Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này”.

Hồ sơ đăng ký khai sinh gồm?

– Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu.
– Bản chính Giấy chứng sinh. Trường hợp không có thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
– Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.
– Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.
– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.
– Giấy tờ tùy thân có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp; còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh;
– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh. Trong trường hợp cha; mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

Thủ tục thực hiện đăng ký khai sinh

Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại UBND xã có thẩm quyền;
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ;
Bước 3: Trả kết quả.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm