Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

bởi Thảo Thảo
đăng ký lại khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

Như đã biết tình trạng trẻ em bị bỏ rơi hiện nay khá phổ biến. Sau khi sinh xong nhiều người mẹ vì lý do không đủ khả năng nuôi; sợ gia đình biết; hay còn quá trẻ để làm mẹ mà đã bỏ rơi đứa trẻ. Những đứa trẻ bị bỏ rơi thường là từ khi mới sinh ra; chưa được cha mẹ tiến hành làm giấy khai sinh. Khi được người khác cứu thì phần lớn đều là các bé sơ sinh. Do đó mà việc đặt tên và làm giấy khai sinh cho các em là điều rất quan trọng. Vậy cơ quan nào có thẩm quyền đăng kí khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi. Thủ tục đăng kí khai sinh sẽ được tiến hành như thế nào? Xoay quanh vấn đề này hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu và giải đáp nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật hộ tịch năm 2014

Bộ luật dân sự năm 2015

Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi cần làm gì?

Theo quy định tại Điều 14 Nghị đinh 123/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

  • Phát hiện ra trẻ em bị bỏ rơi cần thông báo cho UBND hoặc công an cấp xa nơi phát hiện ra trẻ
  • Trường hợp bị bỏ rơi ở cơ sở y tế thì thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo
  • Sau khi có thông báo thì cơ quan chức năng có trách nhiệm gia cho cá nhân; tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật
  • Tiến hành lập biên bản ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ; đặc điểm, giới tính, thể trạng của trẻ.
  • Cơ quan có thẩm quyền niêm yết tại trụ sở trong vòng 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi
  • Sau khi hết thời hạn niêm yết mà không có thông tin về cha mẹ đẻ; thì tổ chức, cá nhân nuối trẻ tiến hành đăng kí khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi.

Thủ tục đăng kí khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

Quyền được khai sinh và có quốc tịch là một trong những quyền quan trọng của trẻ ngay từ khi sinh ra. Quyền này đã được quy định rất cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành của nước ta hiện nay. Đăng kí khai sinh cho trẻ không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ đối với mỗi cá nhân tổ chức. Do vậy, trẻ bị bỏ rơi cũng có quyền được khai sinh từ khi sinh ra.

Hồ sơ cho việc Đăng ký khai sinh:

  • Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định
  • Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi.

Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ nêu trên nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp; công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

Xác định các thông tin khi làm đăng kí khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền có họ và tên. Trong trường hợp đặc biệt trẻ bị bỏ rơi việc xác định theo khoản 2 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  • Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
  • Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
  • Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh.
  • Căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh;
  • Nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh.;
  • Quốc tịch của trẻ là Việt Nam

Như vậy, có thể thấy rằng mọi đứa trẻ sinh ra đều có quyền được khai sinh; được đặt tên. Vậy nên, không nên vì lý do nào để tước đi quyền đó của trẻ.

Mời bạn đọc xem thêm

Thủ tục đăng ký lại khai sinh

Thủ tục trích lục khai sinh bản sao

Đăng ký khai sinh cho con trường hợp cha mẹ sống chung như vợ

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề đăng kí khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở ý tế phải làm thế nào?

Trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho chủ tịch UBND cấp xã hoặc trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; UBND cấp xã giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Nếu một người phát hiện ra trẻ bị bỏ rơi cần làm những gì?

Trong trường hợp một người phát hiện ra trẻ cần tiến hành thông báo cho cơ quan chức năng là chủ tịch UBND cấp xã; trưởng công an xã nơi phát hiện ra trẻ; sau đó đưa trẻ đến cơ sở ý tế để kiểm tra tình trạng sức khỏe cho trẻ; rồi tiến hành lập biên bản và các quy định theo pháp luật.

Khoảng thời gian để thông báo trẻ bị bỏ rơi là bao lâu?

Sau khi nhận được thông báo về trường hợp trẻ bị bỏ rơi; chủ tịch UBND cấp xã hoặc trưởng công cấp xã tiến hành lập văn bản. Sau đó tiến hành niêm yết thông tin tại trụ sở trong thời gian là 07 ngày. Sau khoảng thời gian này nếu không có tin về cha, mẹ ruột thì tiến hành các thủ tục làm khai sinh cho trẻ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm