Người gây thiệt hại chết thì đòi ai bồi thường?

bởi Luật Sư X
Người gây thiệt hại chết thì đòi ai bồi thường?
Chết là sự kiện không ai mong muốn cả. Tuy nhiên, nếu lỡ gây ra thiệt hại nhưng người gây thiệt hại chết thì người bị thiệt hại nhiều khi chẳng biết đòi bồi thường từ ai cả. Bởi vậy, đa phần người ta nghĩ chết là hết rồi tự cho qua. Tuy nhiên, xét về góc độ pháp lý thì người gây thiệt hại chết có phải hết hay không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. 04 trường hợp phải bồi thường thiệt hại Đối với những cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nghĩa là họ có đủ khả năng điều khiển hành vi và tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình thì việc gây ra thiệt hại phải bồi thường là điều đương nhiên phải làm. Khi có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể tại Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015, Khi người gây thiệt hại có hành vi xâm phạm đến 4 đối tượng sau thì phải thực hiện bồi thường. 
  •  Tính mạng, sức khỏe của người khác
  •  Danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác
  •  Tài sản của người khác
  • Quyền và lợi ích hợp pháp khác của người khác
Khi thực hiện việc bồi thường, người gây thiệt hại phải đảm bảo được việc bồi thường một cách nhanh chóng, kịp thời.  Mức bồi thường được tính dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Việc bồi thường được trả bằng tiền, hiện vật,…Việc bồi thường này chỉ đặt ra khi mà lỗi thuộc về bên gây thiệt hại. Nghĩa là nếu thiệt hại gây ra do  sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường. 2. Người gây thiệt hại chết thì đòi ai? Quan điểm chết là hết có lẽ chỉ nên được hiểu với trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đối với trách nhiệm dân sự thì trách nhiệm lại không phải thế. Đặc biệt là đối với một số nghĩa vụ trả nợ, hay trách nhiệm bồi thường thiệt hại.  Cụ thể thì căn cứ theo Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ:

Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Bởi vậy mà nếu người gây ra thiệt hại đã chết thì trách nhiệm bồi thường sẽ do những người thừa kế của người đó thực hiện. Phần tài sản dùng để bồi thưởng là phần di sản của người gây thiệt hại chết để lại, những người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản không vượt quá phần tài sản mà mình được hưởng.  Bởi vậy, nếu người gây thiệt hại chết thì người bị thiệt hại sẽ tìm đến người thừa kế của người chết. Cụ thể, các hàng thừa kế của người chết bao gồm như sau: 
  • Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Như vậy, nhưng người trên là những người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu người gây thiệt hại chết. Thứ tự ưu tiên hưởng thừa kế được sắp xếp theo thứ tự các hàng thừa kế. Những người có tên trong hàng thừa kế thứ nhất phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của người chết trước. Nếu hàng thừa kế trước không còn ai thì hàng thừa kế sau phải thực hiện. Bởi vậy, chết không phải là hết đối với trách nhiệm bồi thường dân sự phải không nào? Việc không tiến hành đòi bồi thường được từ người thừa kế thì người bị thiệt hại tiến hành khởi kiện lên tòa án nhân dân có thẩm quyền.  Hy vọng bài viết có ích cho bạn! Khuyến nghị
  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ giải quyết tranh chấp dân sự Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
   
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm