Xin chào Luật sư. Tôi tên là Huấn. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Người nước ngoài được mang bao nhiêu tiền vào Việt Nam? Mức phạt khi mang tiền mặt quá quy định mà không khai báo? Mong được luật sư giải đáp.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :
Căn cứ pháp lý
Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019
Người nước ngoài được mang bao nhiêu tiền vào Việt Nam
Theo Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN, cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:
– 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
– 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).
Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối, cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu.
Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.
Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu như trên không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.
Ngoài quy định trên, hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định khác giới hạn số tiền được mang theo khi xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu mang theo số tiền mặt trên 5.000 USD hoặc các ngoại tệ khác có giá trị tương đương hoặc trên 15 triệu đồng nhập cảnh vào Việt Nam thì bắt buộc phải khai báo Hải quan cửa khẩu.
Mức phạt khi mang tiền mặt quá quy định mà không khai báo
Tại Điều 6 Thông tư 15 quy định: Cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt khi xuất cảnh, nhập cảnh vi phạm các quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu mang theo số tiền mặt là ngoại tệ có giá trị tương đương trên 5.000 USD hoặc trên 15 triệu đồng khi xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mà không khai báo thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về mức phạt hành chính
Điều 10 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt như sau:
- Người xuất cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo thì bị phạt từ 01 – 50 triệu đồng;
- Người nhập cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo thì bị phạt từ 01 – 20 triệu đồng;
- Người nhập cảnh đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì bị phạt từ 02 – 25 triệu đồng.
Trường hợp bị xử lý hình sự
Theo Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật tiền Việt Nam, ngoại tệ trị giá từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc các hành vi khác như: buôn lậu, buôn bán hàng cấm…thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
Mức phạt quy định với tội này là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Bên cạnh đó, tội này cũng quy định các khung hình phạt tăng nặng khác như:
Phạt tiền từ 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 – 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
– Có tổ chức;
– Vật phạm pháp trị giá từ 300 – 500 triệu đồng;
– Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Tái phạm nguy hiểm.
Phạt tiền từ 01 – 03 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 05 – 10 năm nếu phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Người nước ngoài được mang bao nhiêu tiền vào Việt Nam “. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, Giấy phép sàn thương mại điện tử, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Người nước ngoài có được cấp sổ hồng không theo QĐ 2022?
- Cho người nước ngoài thuê nhà phải nộp thuế gì?
- Cho người nước ngoài thuê nhà có phải đăng ký kinh doanh không?
Các câu hỏi thường gặp
Căn cứ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh do Văn phòng Chính phủ truyền đạt tại Công văn số 450/VPCP-QHQT ngày 18/01/2022, Cục Quản lý xuất nhập cảnh trân trọng thông báo chính sách mới liên quan đến việc tạo thuận lợi về thủ tục nhập cảnh đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài cùng thân nhân về nước:
– Đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có thẻ thường trú, thẻ tạm trú, thị thực, giấy miễn thị thực còn giá trị thì được nhập cảnh theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (không phải xin phê duyệt chủ trương nhập cảnh của Bộ, ngành, địa phương và làm thủ tục kiểm tra nhân sự tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh).
– Đối với người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam để tìm hiểu thị trường, làm việc, đầu tư, lao động, dự hội nghị, hội thảo, học tập, thăm thân nhưng chưa có một trong các giấy tờ nêu trên thì cần xin phê duyệt chủ trương của UBND cấp tỉnh hoặc của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương trước khi làm thủ tục mời, bảo lãnh cấp thị thực nhập cảnh tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
– Việc phòng, chống dịch Covid-19 thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế.
– Riêng đối với người nước ngoài có nhu cầu vào du lịch, trước mắt, thực hiện theo Chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Hiện tại, Việt Nam đã tạm thời kiểm soát được dịch bệnh Covid 19. Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam sẽ không cần phải cách ly, không cần khai báo y tế tại cửa khẩu.
Đặc biệt, từ 0h ngày 15/5/2022, người nước ngoài nhập cảnh không cần phải xét nghiệm Covid 19 nữa. Đây là một thông tin rất hữu ích cho việc nhập cảnh vào Việt Nam của người nước ngoài cũng như người Việt Nam về nước.
Cụ thể, Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam phải có các giấy tờ sau đây:
Có công văn nhập cảnh (thư mời nhập cảnh) được Cục xuất nhập cảnh phê duyệt (trừ những trường hợp được miễn làm thủ tục xin công văn nhập cảnh).
Hộ chiếu còn thời hạn theo quy định.
Trường hợp này dành cho người nước ngoài không nằm trong danh sách được miễn thị thực
1. Hộ chiếu.
2. Công văn nhập cảnh (trừ trường hợp được miễn) hoặc visa còn hạn.
4. Chi phi cấp visa tại sân bay.
5. Mẫu NA1. (Có thể khai trước hoặc đến cửa khẩu thì khai)
6. Ảnh 3×4
Nơi thực hiện: Cửa khẩu Việt Nam: Sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cửa khẩu Hữu Nghị, Mộc Bài…
*Lưu ý:
– Nếu người nước ngoài đã lấy visa tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán, thì khi đến cửa khẩu không cần nộp lệ phí cấp visa.