Người thực hành quyền công tố là ai theo quy định 2023?

bởi Trà Ly
Người thực hành quyền công tố là ai theo quy định 2023

Có thể khi ta xem các phim liên quan đến tội phạm và tố tụng của nước ta, ta thường thầy có công tố viên, những người này sẽ thực hiền quyền công tố của mình. Còn đối với phim ảnh cũng như trên thực tế tại Việt Nam thì công tố lại không được nhắc đến nhiều. Theo đó mà nhiều người thắc mắc rằng Việt Nam có công tố viên hay không hay người thực hành quyền công tố là ai? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề người thực hành quyền công tố là ai, theo dõi bài viết dưới đây của LSX nhé.

Khái niệm về công tố

Khi xem các bộ phim về điều tra tội phạm của nước ngoài, chúng ta đã thấy có cơ quan công tố phụ trách điều tra và truy tố tội phạm. Tuy nhiên đối với tố tụng hình sự tại Việt Nam ta lại không nghe đến cơ quan công tố. Do đó, rất nhiều người mong muốn hiểu rõ hơn công tố ở Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn về công tố, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.

Có thể hiểu, Công tố viên là một chức danh nghề nghiệp làm việc tại cơ quan công tố, được giao trách nhiệm điều tra, truy tố người phạm tội trong các vụ án hình sự và tham gia quá trình tố tụng.

+ Công tố viên là trưởng đại diện pháp lý của quá trình truy tố trong các quốc gia theo hệ thống tố tụng thông luật hoặc hệ thống tố tụng thẩm vấn.

+ Các công tố là bên chịu trách nhiệm pháp lý buộc tội trong một phiên tòa hình sự đối với một cá nhân bị tố cáo vi phạm pháp luật.

+ Các công tố viên thường là luật sư có bằng đại học luật, và được Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền công nhận là chuyên gia pháp lý.

Hiện nay thì hệ thống pháp luật Việt Nam không có quy định về chức danh Công tố viên. Thay vào đó, chủ thể có nhiệm vụ tương tự với Công tố viên trong hệ thống pháp luật nước ta là Kiểm sát viên.

Thực hành quyền công tố là gì?

Tuy Việt Nam không có chức danh Công tố viên, tuy nhiên cũng có cơ quan đảm nhận vai trò, nhiệm vụ tương tự như công tố viên, đó là Kiểm sát viên. Theo đó, Kiển sát viên sẽ thực hành quyền công tố của mình trong quá trình làm nhiệm vụ. Việc thực hành quyền công tố phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Vậy, thực hành quyền công tố là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung dưới đây nhé.

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân:

Điều 3. Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân

1. Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

…”

Như vậy thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự. Thực hành quyền công tố nhằm thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Người thực hành quyền công tố là ai theo quy định 2023?

Người thực hành quyền công tố là ai theo quy định?

Những chủ thể có thẩm quyền thực hành quyền công tố mới được thực hành quyền công tố theo quy định. Pháp luật Việt Nam đã quy định về người có thẩm quyền thực hành quyền công tố. Vậy, người thực hành quyền công tố là ai theo quy định? Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ theo Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

“1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

2. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.

3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.”

Căn cứ Điều 2 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân như sau:

Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân

1. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.”

Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.

Nội dung thực hành quyền công tố

Khi thực hành quyền công tố của mình thì Viện kiểm sát nhân dân sẽ thực hiện các công việc, nhiệm vụ của mình theo quy định. Việc thực hành quyền công tố được thực hiện theo các nội dung, công tác trong quá trình thực hiện. Pháp luật đã quy định về nội dung thực hành quyền công tố cũng như các công tác của Kiểm sát viên. Dưới đây là nội dung thực hành quyền công tố theo quy định, bạn có thể tham khảo.

Căn cứ vào khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định:

Điều 3. Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân

1. Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

2. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:

a) Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;

b) Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

Ngoài ra, khoản 1 Điều 6 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về các công tác của Viện kiểm sát nhân dân như sau:

– Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố bằng các công tác sau đây:

+ Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;

+ Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

+ Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm;

+ Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự;

+ Điều tra một số loại tội phạm;

+ Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.

Nội dung thực hành quyền công tố

Phạm vi thực hành quyền công tố

Việc thực hành quyền công tố được thực hiện trong phạm vi cho phép của pháp luật. Theo đó, cơ quan Viện Kiểm sát thực hiện quyền công tố theo quy trình pháp luật quy định. Vậy, phạm vi thực hành quyền công tố như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung sau nhé.

Công tác thực hành quyền công tố trong việc điều tra các vụ án hình sự bắt đầu từ khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm xảy ra đến khi kết thúc việc điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định truy tố hoặc đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Người thực hành quyền công tố là ai theo quy định 2023?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Ý nghĩa công tác thực hành quyền công tố là gì?

Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhằm bảo đảm
– Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội;
– Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật;
– Việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện kịp thời; khắc phục và xử lý nghiêm minh;
– Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật.

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Tại khoản 3 Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố như sau:
– Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật;
– Phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
– Trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định;
– Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
– Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
– Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện;
– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội;
– Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội;
– Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định.
– Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố;
– Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;
– Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm