Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất của con người ngày một nâng cao; kéo theo đó là sự phát triển của các ngành nghề khoa học, thiết bị, máy móc,….Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển này là những nguy cơ tiềm ẩn về việc gây thiệt hại cho các chủ thể khác do hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ. Điều đó được thể hiện thông qua sự gia tăng của các vụ tai nạn, cháy nổ, rò rỉ chất phóng xạ,…gây thiệt hại về tài sản cũng như sức khỏe, tính mạng của con người. Vậy, nguồn nguy hiểm cao độ là gì? Dựa vào tiêu chí nào để xác định nguồn nguy hiểm cao độ?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Nguồn nguy hiểm cao độ là gì?
Trong khoa học pháp lý, có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nguy hiểm cao độ, cụ thể
- Qua điểm thứ nhất: Nguồn nguy hiểm cao độ là vật chất trong thế giới tự nhiên; hay hoạt động máy móc, các phương tiện khoa học kỹ thuật,…trong quá trình hoạt động của chúng dễ gây thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe cho con người.
- Quan điểm thứ hai: Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm những động vật hoặc bất động vật mà khi trông giữ; vận hành chúng hoạt động thì có thể gây nguy hiểm cao độ đối với tính mạng; sức khỏe của Nhà nước, tổ chức và cá nhân.
- Theo quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới; hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động; vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; thú dữ và nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định,….”
Tóm lại, nguồn nguy hiểm cao độ là những loại tài sản mà hoạt động của nó luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho con người; môi trường xung quanh với mức độ cao hơn bình thường mà con người khó có thể phòng tránh; phản ứng kịp thời trước hoạt động gây thiệt hại của nó.
Các loại nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 601 BLDS năm 2015; nguồn nguy hiểm cao độ gồm
- Phương tiện giao thông vận tải cơ giới: xe ô tô; máy kéo; rơ moóc; xe mô tô hai bánh, xem mô tô ba bánh; xe gắn máy, tàu; thuyền và cấu trúc nổi khác,…
- Hệ thống tải điện: Điều 3 Thông tư 20/2016/TT-BTC có định nghĩa về hệ thống điện “là hệ thống các tranh thiết bị phát điện; lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau”.
- Nhà máy công nghiệp đang hoạt động: là nhà máy đang hoạt động; đã và đang trong quá trình vận hành để thực hiện các hoạt động của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Vũ khí: là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện để chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương; nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người; phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ; vũ khí thể thao và vũ khí có tính năng, tính dụng tương tự.
- Chất cháy: có thể là chất lỏng, khí hoặc rắn; hàng hóa, vật tư dễ xảy ra cháy, nổ.
- Chất nổ: là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh; mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ,….
- Chất độc: là các chất gây hư hại, bệnh hoặc tử vong cho các cơ thể; thường bằng các phản ứng hóa học; các hoạt tính khác trên phạm vi phân tử.
- Chất phóng xạ: là chất phát ra bức xạ do quá trình phân rã hạt nhân, chuyển mức năng lượng hạt nhân; có hoạt độ phóng xạ riêng hoặc tổng hoạt độ lớn hơn mức miễn trừ.
- Thú dữ: là một trong những loài động vật ăn thịt, rất lớn; chưa được con người thuần hóa, hoạt động mang tính bản năng cao; có thể gây thiệt hại cho con người và các loài động vật khác.
Đặc điểm của nguồn nguy hiểm cao độ
- Nguồn nguy hiểm cao độ luôn tiềm ẩn khả năng gây ra thiệt hại bất ngờ cho con người ; hoặc gây thiệt hại về tài sản mà không phải bao giờ con người cũng có thể lường trước được; hay có thể ngăn chặn. Hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ có thể gây ra thiệt hại một cách bất ngờ; con người có thể nắm bắt quy trình hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ; việc gây thiệt hại của nó thì không thể biết trước được.
- Nguồn nguy hiểm cao độ có khả năng gây thiệt hại với tần suất cao hơn các loại tài sản khác.
- Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thường khó hạn chế cũng như khắc phục. Nguồn nguy hiểm cao độ có thể gây ra hậu quả trước mắt và cũng có thể gây ra thiệt hại lâu dài; khó có thể ngăn chặn.
- Nguồn nguy hiểm cao độ có thể gây thiệt hại dù đang được con người quản lý chặt chẽ. Người quản lý hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải quản lý chặt chẽ; đồng thời ngăn chặn người khác tiếp xác với nguồn nguy hiểm cao độ để phòng ngừa thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, nguồn nguy hiểm cao độ mang đặc tính là tiềm ẩn; khả năng gây ra thiệt hại là bất ngờ nên người quản lý hợp pháp dù đang quản lý chặt chẽ cũng khó có thể ngăn chặn khả năng gây thiệt hại của chúng.
Các tiêu chí xác định nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại
Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được xác định trên ba tiêu chí
- Thứ nhất, phải có sự hiện diện của một loại nguồn nguy hiểm cao độ. Tức là tài sản gây thiệt hại phải là nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định tại Khoản 1 Điều 601 BLDS 2015
- Thứ hai, nguồn nguy hiểm cao độ phải đang trong trạng thái hoạt động. Hoạt động đó có thể là hoạt động bên ngoài; cũng có thể là hoạt động bên trong. Có thể là hoạt động cơ (phương tiện cơ giới đang di chuyển trên đường); có thể là hoạt động vật lý, hoạt động hóa học,…
- Thứ ba, thiệt hại phải do tự thân hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Ví dụ: xe ô tô đang di chuyển thì bị nổ lốp gây thiệt hại; xe ô tô đang xuống dốc thì bị đứt phanh dẫn đến tai nạn,…
Có thể bạn quan tâm
- Có phải bồi thường thiệt hại khi thả rông súc vật?
- Chủ sở hữu có phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra?
- Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do sử dụng chất kích thích
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nguồn nguy hiểm cao độ là gì? Tiêu chí xác định nguồn nguy hiểm cao độ?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 601 BLDS năm 2015, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được loại trừ trong 3 trường hợp: Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng; Thiệt hại xảy ra trong tính thế cấp thiết.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan; không thể lường trước được; không thể khắc phục được; mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.