Nguyên tắc thực hiện thi đua khen thưởng mới năm 2023

bởi TranQuynhTrang
Nguyên tắc thực hiện thi đua khen thưởng mới năm 2023

Các đơn vị, doanh nghiệp hiện nay phát huy phong trào thi đua khen thưởng đối với cá nhân, tập rất phổ biến, hầu hết cá cơ quan, tổ chức đều thực hiện phong trào này. Việc thực hiện phong trào thi đua khen thưởng là một bước để tiếp thu những thành quả, kết quả tốt trong quá trình thi đua của người lao động. Vậy quy định về nguyên tắc thực hiện thi đua khen thưởng hiện nay như thế nào? Và có những hình thức khen thưởng nào trong thi đua khen thưởng? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật Thi đua, khen thưởng 2022

Thi đua, khen thưởng là gì?

Thi đua, khen thưởng theo quy định Điều 3 Luật Thi đua khen thưởng là:

“Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Nguyên tắc thực hiện thi đua khen thưởng mới năm 2023

Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 quy định về nguyên tắc thi đua khen thưởng như sau:

Nguyên tắc thi đua, khen thưởng

1. Việc thi đua được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch;

b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

2. Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;

b) Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;

c) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;

d) Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.

Theo đó, nguyên tắc thi đua khen thưởng được quy định như sau:

– Việc thi đua được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

+ Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch;

+ Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

– Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

+ Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;

+ Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;

+ Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;

Nguyên tắc thực hiện thi đua khen thưởng mới năm 2023
Nguyên tắc thực hiện thi đua khen thưởng mới năm 2023

+ Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

– Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.

Trong thi đua khen thưởng có những loại hình khen thưởng nào?

Điều 8 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 quy định về các loại hình khen thưởng như sau:

Các loại hình khen thưởng

1. Khen thưởng công trạng là khen thưởng cho cá nhân, tập thể thường xuyên có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Khen thưởng đột xuất là khen thưởng kịp thời cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình lập được thành tích xuất sắc đột xuất.

3. Khen thưởng phong trào thi đua là khen thưởng cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do cấp có thẩm quyền phát động, chỉ đạo trong thời gian cụ thể hoặc thi đua theo chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước.

4. Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia hoạt động lâu dài trong các giai đoạn cách mạng hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, có công lao, thành tích đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

5. Khen thưởng theo niên hạn là khen thưởng cho cá nhân thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có thành tích, có quá trình công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân.

6. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Theo đó, có 6 loại hình khen thưởng trong thi đua khen thưởng, gồm:

– Khen thưởng công trạng;

– Khen thưởng đột xuất;

– Khen thưởng phong trào thi đua;

– Khen thưởng quá trình cống hiến;

– Khen thưởng theo niên hạn;

– Khen thưởng đối ngoại.

Những hình thức khen thưởng nào có trong thi đua khen thưởng?

Điều 9 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 quy định về các hình thức khen thưởng như sau:

Hình thức khen thưởng

1. Huân chương.

2. Huy chương.

3. Danh hiệu vinh dự nhà nước.

4. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”.

5. Kỷ niệm chương.

6. Bằng khen.

7. Giấy khen.

Theo đó, có tất cả 7 hình thức khen thưởng, gồm:

– Huân chương;

– Huy chương;

– Danh hiệu vinh dự nhà nước’

– Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước;

– Kỷ niệm chương;

– Bằng khen;

– Giấy khen.

Quy định về quỹ thi đua, khen thưởng như thế nào?

Căn cứ Điều 11 Luật Thi đua Khen thưởng 2022 quy định về quỹ thi đua, khen thưởng được quy định như sau:

“Điều 11. Quỹ thi đua, khen thưởng

1. Quỹ thi đua, khen thưởng được hình thành trên cơ sở ngân sách nhà nước, từ quỹ thi đua, khen thưởng của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, sự đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, cá nhân, tổ chức nước ngoài và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

2. Quỹ thi đua, khen thưởng được dùng để chi tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; chi thưởng đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho thành tích đạt được trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chi in, làm hiện vật khen thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình.

3. Bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập quỹ thi đua, khen thưởng để chi tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách, chế độ về khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật.

4. Người ra quyết định khen thưởng có trách nhiệm chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý; trường hợp Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định khen thưởng thì cơ quan đã đề nghị khen thưởng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 83 của Luật này có trách nhiệm chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý.

5. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng.”

Như vậy, quỹ thi đua, khen thưởng được lập và hình thành theo các quy định như trên.

Luật Thi đua Khen thưởng 2022 có hiệu lực từ 01/01/2024.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Nguyên tắc thực hiện thi đua khen thưởng mới năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới đổi tên bố trong giấy khai sinh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Mục tiêu của việc thi đua và khen thưởng là gì?

Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua.
Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Có những danh hiệu thi đua nào?

Đối với danh hiệu thi đua gồm: Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở; Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến.

Cần đáp ứng điều kiện gì để được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ?

“Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
Đã được tặng bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương và 05 năm tiếp theo trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 05 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở hoặc mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, trong thời gian đó có 05 lần được tặng giấy khen trở lên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm