Nhận lại con đẻ thì cần phải làm gì?

bởi Luật Sư X
Nhận lại con đẻ thì cần phải làm gì?

Do gia đình có hoàn cảnh khó khăn đã để con cho một gia đình khác nuôi dưỡng, nhận làm con nuôi. Sau một thời gian dài muốn nhận lại con đẻ của mình thì cần phải làm những thủ tục gì, ở đâu và có cần thiết phải ra tòa án đề nghị giải quyết hay không?

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì một người hoàn toàn có quyền có đồng thời cả cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi hợp pháp. Không có quy định nào của pháp luật Việt Nam yêu cầu một người phải từ bỏ cha mẹ nuôi mới được nhận cha mẹ đẻ khi cha mẹ nuôi và đẻ là những người khác nhau.

1. Thẩm quyền

Trong trường hợp cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người con đều đồng ý thì thẩm quyền xác định cha mẹ cho con sẽ thuộc về cơ quan đăng ký hộ tịch. Cụ thể là UBND xã/phường nơi người con đăng ký hộ khẩu thường trú.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tại Điều 24 về Thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ:” Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.”

Tại Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con quy định:

“1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp. 2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.”

2. Thủ tục nhận lại con 

Thủ tục nhận lại con được quy định rõ tại Điều 25 Luật Hộ Tịch 2014 như sau:

“Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con 1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tich. 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.”

3. Hồ sơ

Hồ sơ yêu cầu nhận lại con đẻ bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký xác nhận quan hệ cha, mẹ, con; (theo mẫu)
  • “Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.”
  • Chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân của người nhận, người được nhận, người liên quan;
  • Sổ Hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú của người nhận con, người được nhận làm con;
  • Các chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật.
  • Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP  tại điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con 

Do không có tranh chấp về việc nhận con giữa các bên liên quan nên việc nhận con trường hợp của bạn thuộc thủ tục hành chính tư pháp thông thường; không phải ra tòa giải quyết việc xác định cha mẹ đẻ cho con.Nếu có tranh chấp về con thì cần tìm những căn cứ pháp lý: ADN, người làm chứng rồi giải quyết tại tòa theo thủ tục dân sự thông thường:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Nhận lại con đẻ thì cần phải làm gì? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm