Nhờ người khác chứng thực hộ giấy tờ được không?

bởi Luật Sư X
Nhờ người khác chứng thực hộ giấy tờ được không?
Hồ sơ, giấy tờ, sơ yếu lý lịch là một trong những loại giấy tờ được yêu cầu chứng thực nhiều nhất. Tuy nhiên, không phải bao giờ, việc chứng thực cũng được chính chủ thực hiện. Việc nhờ người đi chứng thực hộ diễn ra khá nhiều tại các văn phòng luật sư. Vậy, liệu rằng, việc nhờ, hay thuê đi chứng thực này có hợp pháp hat không? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.   

Căn cứ:

  • Luật dân sự 2015
  • Bộ luật Hình sự 2015
  • Điều 30 Nghị định số 29/2018

Nội dung tư vấn:

1. Có thể nhờ người khác chứng thực hồ sơ. 

Chứng thực hồ sơ là việc cán bộ, công chức có thẩm quyền xác nhận nội dung y sao bản chính. Hoạt động chứng thực giấy tờ, sổ sách, giấy tờ tùy thân,…thì được phép tự mình hoặc nhờ người thân, người quen mang giấy tờ cần chứng thực đi chứng thực. Thậm chí không cần mang theo chứng minh nhân dân vì cán bộ tiếp nhận không có thẩm quyền yêu cầu xuất trình giấy tờ. Thủ tục cụ thể căn cứ theo các điều tại nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 18. Giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính

1. Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

2. Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Điều 19. Trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực bản sao và người thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính

1. Người yêu cầu chứng thực bản sao phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao; không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 22 của Nghị định này.

2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đúng với bản chính.

Như vậy, việc bạn thuê hoặc nhờ các nhân viên văn phòng luật sư thậm chí là người thân đi chứng thực giấy tờ cho mình là một việc hoàn toàn được phép, không trái quy định. 

2. Phải tự mình đi chứng thực Sơ yếu lý lịch

Tuy đã phân tích ở trên, các loại giấy tờ, hồ sơ có thể được nhờ người khác chứng thực tuy nhiên, đối với sơ yếu lý lịch thì không. Bởi lẽ, xét về bản chất của xác nhận Sơ yếu lý lịch thì việc chứng thực Sơ yếu lý lịch chính là chứng thực chữ ký không phải xác nhận nội dung. Chứng thực chữ ký chính là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc ký lên sơ yếu lý lịch là chính chủ, là chữ ký của người yêu cầu chứng thực. Cụ thể được quy định tại Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định như sau: 

Điều 24. Thủ tục chứng thực chữ ký

1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.

Như vậy, khi đến chứng thực Sơ yếu lý lịch thì người có nhu cầu phải xuất trình Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng và Sơ yếu lý lịch cần chứng thực. Khi nhận được Sơ yếu lý lịch, cán bộ thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ, nếu thấy đủ giấy tờ và xét tháy người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp không được chứng thực thì cán bộ yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt.Việc thực hiện ký vào sơ yếu lý lịch phải được thực hiện ngay trước mặt công chứng viên. Bởi vậy, rõ ràng, không thể nhờ người khác đi chứng thực sơ yếu lý lịch thay được.  Hành vi nhờ người khác chứng thực hoặc việc chứng thực chữ ký trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký trước mặt người thực hiện chứng thực là hành vi vi phạm pháp luật. Người vi phạm có thể bị phạt tiền đến 05 triệu đồng. Cụ thể hóa theo điểm d khoản 3 Điều 24 Nghị định 110/2013/NĐ-CP.

Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Làm giả giấy tờ để làm thủ tục yêu cầu chứng thực;

b) Làm giả bản sao có chứng thực.

Chứng thực Sơ yếu lý lịch được thực hiện tại văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) bất kỳ (không phụ thuộc vào nơi thường trú. Lệ phí được tính có sự khác biệt khi có sự khác nhau về địa điểm chứng thực. Cụ thể thì: 

  • Nếu chứng thực sơ yếu tại UBND cấp xã và Phòng Tư pháp thì lệ phí sẽ là 10.000 đồng/trường hợp
  • Nếu chứng thực sơ yếu tại Phòng công chứng, Văn phòng công chứng thì lệ phí sẽ là 10.000 đồng/trường hợp.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn ! Khuyến nghị
  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ giải quyết hành chính Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
 
5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm