Mùa tuyển dụng việc làm đang đến thì nhu cầu về một bản Hồ sơ lý lịch có công chứng, chứng thực là một trong những yêu cầu của nhà tuyển dụng nhằm xác minh về nhân thân của ứng viên. Bởi họ cần một thông tin chính xác có xác thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, đi đâu để công chứng sơ yếu lý lịch? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ:
- Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV
- Nghị định 23/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Sơ yếu lý lịch là gì?
Sơ yếu lý lịch là một trong những loại hồ sơ mà các nhà tuyển dụng luôn yêu cầu khi thực hiện phỏng vấn hoặc tiếp nhận nhân viên. Đây là loại hồ sơ mà cá nhân tự thuật lại những thông tin cơ bản về gia đình, bản thân, quá trình học vấn, làm việc của bạn từ quá khứ đến thời điểm viết hồ sơ. Đây là những thông tin giúp nhà tuyển dụng có thể hiểu cơ bản về bạn, và cũng là yếu tố lấy niềm tin về thông tin cá nhân cho nhà tuyển dụng trong những trường hợp cần thiết sau này.
Bởi nó đóng vai trò quan trọng như vậy, nên việc nộp sơ yếu lý lịch, các nhà tuyển dụng luôn yêu cầu bản công chứng.
Trên thực tế, “Công chứng sơ yếu lý lịch” là việc xin xác nhận sơ yếu lý lịch tại cơ quan có thẩm quyền công chứng xác nhận rằng những thông tin người khai kê khai trong bản sơ yếu là đúng sự thật và được đóng dấu giáp lai vào ảnh và giáp lai giữa trang giấy. Việc công chứng này giúp tăng sức thuyết phục cho những thông tin mà cá nhân kê khai đã khai.
2. Công chứng sơ yếu lý lịch bắt buộc phải được thực hiện tại UBND xã/ phường nơi đăng ký thường trú!
Bởi các thông tin kê khai trong sơ yếu lý lịch là những thông tin về nhân thân, gia đình, quá trình học tập từ quá khứ đến hiện tại …cho nên, cơ quan xác nhận thông tin phải là UBND cấp xã/phường nơi cá nhân kê khai thường trú. Việc xác mình bởi vậy mới có tính chính xác cao.
Bởi vậy, bạn sẽ mang sơ yếu lý lịch của mình tới UBND xã/ phường nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú, tại phòng tư pháp của UBND xã/ phường thì văn bản công chứng (sơ yếu lý lịch) của bạn mới có hiệu lực pháp lý.
3. Thủ tục công chứng sơ yếu lý lịch.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Bản chính (hoặc bản sao có chứng thực) Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) còn giá trị sử dụng.
- Bản sơ yếu lý lịch có ảnh 4 cm x 6 cm vào sơ yếu lý lịch đã ký tên.
Lưu ý, việc thực hiện công chứng có thể ủy quyền lại cho người khác. Bạn có thể viết giấy ủy quyền sau đó điền đầy đủ thông tin vào sơ yếu lý lịch để người thân có thể thực hiện thay bạn.
Bước 2: Chờ và nhận kết quả. Bạn sẽ nhận lại bản sơ yếu lý lịch đã được đóng dấu giáp lai vào ảnh và giáp lai giữa trang giấy.
Trên thực tế, việc nộp hồ sơ lý lịch chỉ cần thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký, qua đó, người có thẩm quyền sẽ xác minh được bản sơ yếu có chữ ký của người yêu càu và tự chịu trách nhiệm với thông tin mà mình kê khai đó. Cụ thể, Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì việc Sơ yếu lý lịch chỉ cần chứng thực chữ ký của người yêu cầu chứng thực là được.
Điều 24. Thủ tục chứng thực chữ ký
…
4. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;
b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;
Bởi vậy nên, thay vì phải về quê thực hiện thủ tục công chứng phức tạp hay phải ủy quyền cho bố mẹ, bạn có thể thực hiện việc chứng thực chữ ký hồ sơ lý lịch tại các cơ quan có thẩm quyền chứng thực tại nơi bạn đang sống. Cụ thể các cơ quan đó bao gồm:
Thứ nhất, UBND phường, xã nơi có hộ khẩu thường trú
Thứ hai, UBND phường, xã hoặc Phòng Tư pháp
Thứ ba, Văn phòng công chứng
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Công chứng sơ yếu lý lịch ở đâu? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.