Khi không muốn xuất trình các bản chính hoặc do có sự yêu cầu của các cơ quan nhà nước, các công ty tuyển dụng thì người dân có thể sử dụng bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, rất nhiều cơ quan lại yêu cầu bản sao đó phải có thời hạn dưới 6 tháng. Về mặt luật pháp, điều này liệu có đúng? LSX xin gửi tới bạn đọc bài viết sau để giải đáp cho thắc mắc này.
Căn cứ:
- Luật Công chứng 2014
- Nghị định 23/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
Theo quy định của Luật Công chứng 2014 thì Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của một văn bản theo Điều 2:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Mặt khác, Điều 77 Luật Công chứng 2014 cũng quy định:
Điều 77. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản của công chứng viên
1. Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.
2. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Theo đó, pháp luật hiện hành xác định: bản sao công chứng, chứng thực có giá trị thay thế bản chính trong trường hợp cần sử dụng những giấy tờ đó mà công dân không muốn sử dụng bản chính đề phòng bị hư hỏng hoặc mất.
Quy định của Luật không đề cập đến giới hạn thời gian có hiệu lực của các giấy tờ đã công chứng này. Tuy nhiên, vì là các văn bản thay thế cho bản chính nên những bản sao có công chứng này lại có hiệu lực phụ thuộc vào hiệu lực của bản chính. Trong trường hợp bản chính còn hiệu lực thì bản sao có công chứng đó cũng còn hiệu lực và còn giá trị sử dụng. Nếu bản chính đã hết hiệu lực thì đương nhiên bản sao đã công chứng cũng không thể sử dụng được nữa.
Vì vậy, quy định của các cơ quan yêu cầu người dân cung cấp bản sao công chứng có hiệu lực dưới 6 tháng là không có căn cứ vì pháp luật hiện hành không hề quy định về giới hạn hiệu lực của bản sao giấy tờ từ bản chính có công chứng dưới 6 tháng.
Quý khách có thể xem thêm bài viết:
- Hợp đồng cho thuê nhà có bắt buộc phải công chứng không?
- Thủ tục cấp mới, cấp lại, cấp đổi Chứng minh nhân dân (CMND)
- Sếp có được phép giữ Chứng minh nhân dân của nhân viên hay không?
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về các dịch vụ tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay