Như thế nào là chở hàng cồng kềnh theo quy định pháp luật?

bởi VanAnh
Như thế nào là chở hàng cồng kềnh

Hiện nay có nhiều chủ phương tiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển hoặc nhận chở thuê hàng hóa thì để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian thì đã chất lên xe càng nhiều đồ càng tốt. Ở nước ta nhiều tuyến đường vẫn xuất hiện tình trạng các phương tiện chở vật liệu xây dựng như gạch, tôn, thép, xi măng,.. do chở quá nhiều mà đã rơi ra đường không đảm bảo vệ sinh môi trường. Bài viết dưới đây LSX sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc hiểu rõ hơn Như thế nào là chở hàng cồng kềnh?

Như thế nào là chở hàng cồng kềnh?

Trong đời sống hàng ngày, không khó để bắt gặp một số phương tiện giao thông thô sơ chở hàng hóa rất cồng kềnh, có khi số hàng hóa trên xe còn to hơn cả người chở. Những chiếc xe ba bánh chất đầy hành lý vượt quá kích thước quy định, những chiếc xe máy chất đầy đồ bấp bênh trên đống hành lý giữa sự hối hả. Nhiều xe máy đã cũ, hỏng đèn hậu, biển số có thể rơi ra bất cứ lúc nào. Hành động này không chỉ tác động tiêu cực đến cảnh quan đô thị mà còn gây hoảng loạn cho người đi đường, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tai nạn.

Trong Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định, hành vi chở hàng hóa cồng kềnh là việc chủ xe sắp xếp, bố trí và chở các loại hành lý vượt quá chiều rộng, chiều dài và chiều cao của phương tiện vận tải. Dễ dẫn đến việc lái xe có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

Luật giao thông đường bộ năm 2008 cũng đã quy định rất rõ ràng, đối với hàng cồng kềnh thì phải dùng xe có kích thước cho phù hợp, nếu không tuân thủ sẽ có hình phạt nghiêm khắc để giảm thiểu tai nạn giao thông – một vấn đề nhức nhối trong lòng xã hội khi mỗi năm có đến vài nghìn người tử vong. Chính vì vậy, người hiện hành vi vận chuyển hàng hóa phải lựa chọn xe có kích thước phù hợp là cực kì quan trọng.

Mời bạn xem thêm về: Quy tắc nhường đường khi tham gia giao thông; mẫu sơ yếu lý lịch 2023

Như thế nào là chở hàng cồng kềnh

Quy định về chở hàng cồng kềnh

Việc bắt gặp những trường hợp xe máy chở hàng hóa cồng kềnh hay tài xế ô tô chở tải trọng lớn gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Những hình ảnh này đôi khi được phóng đại, chế giễu, thậm chí đăng tải trên các trang web nước ngoài. Tuy nhiên, bản thân họ cũng không biết việc vận chuyển hàng hóa như vậy là sai. Pháp luật quy định về Giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ như sau:

Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT:

Điều 15. Giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ

  1. Việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ phải theo các quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe, chiều cao, chiều rộng, chiều dài xếp hàng hóa được phép của xe quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Thông tư này và không vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
  2. Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn và không gây cản trở cho việc điều khiển xe, bảo đảm an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Như vậy, theo quy định trên, có thể hiểu hành vi chở hang cồng kềnh là người điều khiển xe là không tuân theo các quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe hoặc xếp hàng hóa không đúng với chiều cao, chiều dài hoặc chiều rộng như theo quy định của pháp luật đối với từng loại xe.

Như thế nào là chở hàng cồng kềnh

Chở hàng cồng kềnh bị xử phạt như thế nào?

Đi trên đường hàng ngày, không khó để bắt gặp những chiếc xe máy chất đầy hàng hóa cồng kềnh, quá khổ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác. Hành vi chở hàng hóa cồng kềnh là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt khi vi phạm. Mức xử phạt cụ thể như sau:

Mức phạt đối xe máy chở hàng cồng kềnh

Căn cứ theo điểm k khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

Như vậy, hành vi chở hành cồng kềnh, chở hàng vượt quá giới hạn quy định sẽ bị xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Ngoài bị xử phạt hành chính, người vi phạm còn có thể bị tước bằng lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng, căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:

“Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính…”

Mức phạt áp dụng đối với người điều khiển ô tô chở hàng cồng kềnh.

Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe oto vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ

  1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe;

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

Như vậy mức phạt áp dụng cho ô tô chở hàng cồng kềnh từ 800.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Như thế nào là chở hàng cồng kềnh?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý, soạn thảo đơn từ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020, khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu rơi vào các trường hợp tại mục (1) hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Bưu điện,…).

Xe ô tô có chiều cao giới hạn là bao nhiêu?

Đối với xe tải có mui, chiều cao được xếp hàng hóa là chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe nhưng xe đó phải nguyên bản ban đầu hoặc có thể theo xe thiết kế lại nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Hàng hóa mà xếp quá chiều cao của thùng xe nguyên bản hoặc xe đã được thiết kế cải tạo do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì sẽ được coi là chở hàng cồng kềnh.
Đối với xe tải không mui, hàng hóa xếp trên xe mà vượt quá chiều cao của thùng xe thì phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn ngoài ra bên cạnh việc đã chằng buộc chắc chắn thì chiều cao hàng hóa đó không được vượt quá chiều cao quy định dưới đây :
Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên thì chiều cao xếp hàng hóa trên xe không quá 4,2 mét tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên
Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn thì chiều cao xếp hàng hóa trên xe không quá 3,5 mét tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên
Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn thì chiều cao xếp hàng hóa trên xe không quá 2,8 mét tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên
Đối với xe chuyên dùng ( ô tô quét đường, ô tô hút chất thải, ô tô trộn vừa, ô tô trộn bê tông, ô tô bơm bê tông, ô tô cần cẩu, ô tô thang, ô tô khoan, ô tô cứu hộ giao thông) và xe chở container thì chiều cao xếp hàng hóa trên xe không quá 4,35 mét tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm