Những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm là những gì?

bởi Trà Ly
Những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là một vấn đề quan trọng trong đời sống sức khỏe – xã hội. Tình trạng xử lý, chế biến, bảo quản thức ăn hiện đang là mối quan tâm của rất nhiều người. Hiện nay, cơ quan chức năng đã quản lý sát sao về an toàn vệ sinh thực phẩm. Vậy, những hành vi nào là hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm? Quy định pháp luật về hình thức xử phạt vi phạm đối với các hành vi này như thế nào? Luật sư X sẽ giải đáp những câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015

Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. 

Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng

Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm được coi là vệ sinh là những thực phẩm được xử lý và bảo quản sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chăm sóc và đóng gói, chế biến.

Những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm
Những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

Những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 317 Bộ luật hình sự 2015 những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

  • Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;
  • Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm;
  • Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm;
  • Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm: gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Hình thức xử phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?

Điều 317 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định các khung hình phạt như sau:

Thứ nhất: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong các trường hợp:

+ Có trị giá  từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi nêu trên hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

Thu lợi bất chính từ 5 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng.

– Đối với thực phẩm sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 trong các trường hợp:

+ Có trị giá từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi nêu trên hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Thu lợi bất chính từ 5 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng.

– Đối với thực phẩm sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 trong các trường hợp:

+ Có trị giá từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi nêu trên hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

– Đối với thực phẩm sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam sẽ truy cứu TNHS theo khoản 1 trong các trường hợp:

+ Có trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng;

+ Có trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi các hành vi nêu trên hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

+ Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 20 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi nêu trên hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

– Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến 20 người;

– Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 30% đến 60%.

Thứ hai: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm trong các trường hợp:

+ Phạm tội có tổ chức;

+ Làm chết 01 người;

+ Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người;

+ Gây thiệt hại cho sức khỏe của người khác mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

+ Gây thiệt hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng sẽ truy cứu TNHS theo khoản 2 trong các trường hợp sau:

– Trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng;

– Thu lợi bất chính từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.

+ Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng;

+ Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam sẽ truy cứu TNHS theo khoản 2 trong các trường hợp:

 – Trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

– Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;

+ Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người;

+ Gây thiệt hại cho sức khỏe của người khác mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

+ Gây thiệt hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng sẽ truy cứu TNHS theo khoản 2 trong các trường hợp sau:

– Trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng;

– Thu lợi bất chính từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.

+ Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng;

+ Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam sẽ truy cứu TNHS theo khoản 2 trong các trường hợp:

 – Trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

– Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;

– Tái phạm nguy hiểm.

Thứ ba: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 07 đến 15 năm trong các trường hợp:

+ Làm chết 02 người;

+ Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 101 người đến 200 người;

+ Gây thiệt hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

+ Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng sẽ truy cứu TNHS theo khoản 3 trong các trường hợp sau:

 – Trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

– Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng;

+ Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

+ Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam sẽ truy cứu TNHS theo khoản 3 trong các trường hợp:

– Trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng;

– Thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

Thứ tư: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm trong các trường hợp:

+ Làm chết 03 người;

+ Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 201 người trở lên;

+ Gây thiệt hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.

+ Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng sẽ truy cứu TNHS theo khoản 3 trong các trường hợp sau:

 – Trị giá từ 500 triệu đồng trở lên;

– Thu lợi bất chính từ 300 triệu đồng trở lên;

+ Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 500 triệu đồng trở lên;

+ Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam sẽ truy cứu TNHS theo khoản 3 trong các trường hợp:

 – Trị giá từ 1 tỷ đồng trở lên;

– Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên;

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ; Đăng ký hộ kinh doanh; Đơn xin trích lục hộ khẩu gốc … của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm những gì?

– Đơn đề nghị cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (theo mẫu)
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y công chứng)
– Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm)
– Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh
– Chứng nhận sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp
– Chứng nhận hoàn thành khoá tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
– Kết quả kiểm nghiệm nước nguồn

Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm

Theo Điều 4 Thông tư 48/2015/TT-BYT cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm gồm:
– Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước.
– Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.
– Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện), Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trung tâm Y tế huyện chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện.
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm