Thủ tục xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

bởi Vudinhha

Đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp thực phẩm, ví dụ như các nhà hàng, quán ăn,….. việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là điều vô cùng quan trọng. Điều này càng đáng lưu tâm hơn trong bối cảnh vấn nạn thực phẩm bẩn đang hoành hành mạnh mẽ. Do đó, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện cơ chế giám sát thông qua hoạt động cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (hay còn gọi là Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm). Để biết rõ về thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, xin mời tham khảo bài viết sau đây của Luật Sư X.

Căn cứ:

  • Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2018).
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Phải có giấy phép đăng ký kinh doanh: 

Cũng giống như việc khởi sự trong các lĩnh vực kinh doanh khác, đối với những ai muốn bắt đầu mở một nhà hàng, cửa tiệm bán đồ ăn, việc đầu tiên cửa đó phải làm đó là thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Có thể đăng ký kinh doanh với tư cách là một doanh nghiệp như công ty TNHH, công ty cổ phần,… Hoặc nếu quy mô nhỏ hơn, và muốn đóng các khoản phí, lệ phí ít hơn thì có thể đăng ký loại hình hộ kinh doanh, hợp tác xã,…. Đối với các trường hợp bắt buộc phải xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, thì việc được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh là bước đầu tiên trong quá trình chuẩn bị để cơ sở sản xuất kinh doanh đó đi vào hoạt động. 

Pháp luật cấm việc các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống thuộc các đối tượng bắt buộc phải xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hoạt động mà chưa được cơ quan chức năng cấp giấy phép. Do đó, hãy lưu ý những bước sau để thực hiện đúng và tiết kiệm thời gian khi xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem thêm: Đối tượng nào cần phải xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?

2. Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là Chi cục an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Do đó, chúng ta sẽ nộp hồ sơ về địa chỉ của các cơ quan này. Do đó, có hai cách để nộp bộ hồ sơ là nộp trực tiếp tại cơ quan Chi cục an toàn thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; hoặc nộp hồ sơ qua đường bưu điện theo địa chỉ của cơ quan Chi cục an toàn thực phẩm.

Bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cần chuẩn bị bao gồm:

  • Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

…., ngày …. ttháng ….năm 20…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Kính gửi: (tên đơn vị có thẩm quyền cấp, cụ thể: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm Y tế, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh)

Cơ sở ……………………………………..được thành lập ngày:……………………………………

Trụ sở tại:…………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:………………………………       Fax:…………………………………………………………..

Giấy phép kinh doanh số:………………..ngày cấp:………………đơn vị cấp:………………

Loại hình sản xuất, kinh doanh:…………………………………………………….

Công suất sản xuất/năng lực phục vụ:…………………………………………………………..

Số lượng công nhân viên:………………. (cố định:…………………..thời vụ:…………………………)

Nay nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm …………….(ghi cụ thể mặt hàng, loại hình kinh doanh).

Xin trân trọng cảm ơn.

Ký tên và ghi rõ họ tên

 

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có công chứng
  • Bản thuyết trình về cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị, bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:
    + Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất chi tiết và các khu vực xung quanh
    + Bản mô tả quy trình chế biến cho sản phẩm đặc thù của doanh nghiệp
  • Nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm có bản cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh (theo mẫu).
  • Bản sao công chứng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ” của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn về kiến thức VSATTP của chủ cơ sở và của người trực tiếp kinh doanh, sản xuất thực phẩm.

3. Chuẩn bị tiếp đón đoàn thẩm định:

Trong 5-7 ngày kể từ ngày được nhận hồ sơ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; cơ quan có thẩm quyền sẽ cử đoàn thẩm tra tới để đánh giá. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần phải lưu ý những điều sau:

  • Dọn dẹp, sửa soạn cơ sở vật chất sạch sẽ gọn gàng
  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ nhập hàng, lưu trữ hàng hóa đầu vào
  • Dụng cụ phải để đúng nơi đúng chỗ, gọn gàng
  • Phải dán công khai các bảng hướng dẫn theo quy chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm 

Nếu đoàn thẩm định đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn; đoàn sẽ lập biên bản ghi nhận cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn. Sau đó 5 ngày, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh có thể tới cơ quan của Chi cục để nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trường hợp cơ sở đó chưa đạt tiêu chuẩn; đoàn thẩm định cũng lập biên bản, quay lại thẩm định vào thời hạn ghi trong biên bản.

Mời bạn xem thêm bài viết: Thủ tục mua nhà đối với người nước ngoài tại Việt Nam.

4. Thời hạn của Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:

Căn cứ theo Điều 37 Luật vệ sinh an toàn thực phẩm quy định như sau:

Điều 37. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm

2. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.

Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0936.358.102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Hồ sơ cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm những gì?” answer-0=”Bộ hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm: • Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có công chứng • Bản thuyết trình về cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị, bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm: + Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất chi tiết và các khu vực xung quanh + Bản mô tả quy trình chế biến cho sản phẩm đặc thù của doanh nghiệp • Nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm có bản cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh (theo mẫu). • Bản sao công chứng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ” của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn về kiến thức VSATTP của chủ cơ sở và của người trực tiếp kinh doanh, sản xuất thực phẩm. ” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Hiệu lực của Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là bao lâu?” answer-1=”Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm. ” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Khi có đoàn thẩm định cần lưu ý điều gì?” answer-2=”• Dọn dẹp, sửa soạn cơ sở vật chất sạch sẽ gọn gàng • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ nhập hàng, lưu trữ hàng hóa đầu vào • Dụng cụ phải để đúng nơi đúng chỗ, gọn gàng • Phải dán công khai các bảng hướng dẫn theo quy chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm ” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm