Thủ tục đăng ký kinh doanh, thành lập công ty là một thủ tục thành chính tiêu biểu và quan trọng. Số liệu đã chứng minh rằng cả nước đang có khoảng gần 1 triệu doanh nghiệp, nghĩa là tỉ lệ 1:100 so với dân số và doanh nghiệp được thành lập tại Hà Nội chiếm phân nửa. Vậy quy trình thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Hà Nội là như thế nào?
Căn cứ:
Trả lời
Tất nhiên, thủ tục đăng ký kinh doanh hay thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính nhà nước khi cơ quan thụ lý giải quyết hồ sơ đó là Sở kế hoạch & đầu tư (Ở đây là Sở kế hoạch & đầu tư thành phố Hà Nội). Để một cơ quan nhà nước thực hiện đề xuất và yêu cầu của công dân thì tất nhiên chúng ta cần soạn một bộ hồ sơ hợp lệ, đầy đủ và đáp ứng các điều kiện.
1. Điều kiện thành lập công ty tại Hà Nội
Tương tự như việc đăng ký kinh doanh tại các địa phương khác trên phạm vi toàn quốc, phải tuân thủ những điều kiện theo quy định của Bộ kế hoạch & đầu tư, cụ thể là Luật doanh nghiệp 2015, trong đó những đối tượng cấm thành lập doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 18, bao gồm:
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Như vậy, nếu không thuộc những đối tượng cấm thành lập công ty thì rõ ràng chúng ta sẽ được phép tự do đăng ký kinh doanh mà không gặp rào cản.
2. Lưu ý về nộp hồ sơ tại Hà Nội
Đăng ký kinh doanh tại Địa bàn Thành phố Hà Nội được thực hiện Bộ phận một cửa – Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch & đầu tư thành phố Hà Nội tại địa chỉ: Tòa nhà B10A, Khu đô thị Nam Trung Yên, Nguyễn Chánh, Mễ Trì, Cầu Giấy, Hà Nội.
Các bác hãy lưu ý rằng: Sở kế hoạch & đầu tư thành phố Hà Nội sẽ có hai địa chỉ trực thuộc:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội với trụ sở chính là: 16 Cát Linh – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội (Địa chỉ giải quyết các vụ việc về đầu tư nước ngoài…)
- Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội với trụ sở: Tòa nhà B10A, Khu đô thị Nam Trung Yên, Nguyễn Chánh, Mễ Trì, Cầu Giấy, Hà Nội (Địa chỉ giải quyết các vụ việc về đăng ký kinh doanh và thành lập công ty…)
Việc nhầm lẫn rất dễ khiến các bác mất công đi lại nên hãy lưu ý vấn đề này!
3. Thành phần hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Hà Nội
Như đã nói, việc đăng ký kinh doanh và thành lập công ty tại Hà Nội phải chuẩn bị một bộ hồ sơ hợp lệ để đề xuất cơ quan nhà nước cấp phép. Vậy bộ hồ sơ thành lập công ty sẽ như thế nào?
Tùy vào loại hình công ty mà có những yêu cầu về hồ sơ khác nhau, cụ thể (hãy ấn vào từng liên kết để tham khảo chi tiết về các loại hình công ty):
Doanh nghiệp tư nhân thành phần hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (loại hình doanh nghiệp tư nhân tại Hà Nội)
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu
- Văn bản ủy quyền: Trong trường hợp các bác không tự thực hiện mà ủy quyền cho người khác
Có thể thấy rằng bộ hồ sơ để thành lập doanh nghiệp tư nhân là ít văn bản giấy tờ nhất trong các loại hình công ty.
Công ty hợp danh thành phần hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập (loại hình Công ty hợp danh tại Hà Nội);
- Điều lệ Công ty hợp danh;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn (đối với cá nhân): chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu .v.v.
- Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập… (đối với thành viên góp vốn là pháp nhân).
- Danh sách thành viên.
- Văn bản ủy quyền: Trong trường hợp các bác không tự thực hiện mà ủy quyền cho người khác
So với loại hình công ty là doanh nghiệp tư nhân thì rõ ràng hồ sơ thành lập công ty hợp danh bắt đầu phức tạp hơn khi cần nhiều giấy tờ và văn bản liên quan như: Điều lệ, danh sách thành viên…
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành phần hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (loại hình công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội)
- Điều lệ Công ty
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty là pháp nhân.
- Văn bản ủy quyền: Trong trường hợp các bác không tự thực hiện mà ủy quyền cho người khác
Hồ sơ của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH 1 TV) sẽ phức tạp và tương đương với loại hình công ty hợp danh khi mà bao gồm nhiều loại văn bản giấy tờ khác nhau.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành phần hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên tại Hà Nội) ;
- Điều lệ Công ty ;
- Giấy tờ chứng thực các thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty là pháp nhân.
- Danh sách thành viên Công ty
- Văn bản ủy quyền: Trong trường hợp các bác không tự thực hiện mà ủy quyền cho người khác
Hồ sơ của Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (TNHH 2 TV) sẽ phức tạp hơn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH 1 TV) vì số lượng thành viên đông hơn, sự chuẩn bị các giấy tờ pháp lý và ràng buộc trách nhiệm cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá thì thành phần hồ sơ này sẽ tương đương với loại hình công ty cổ phần sau đây.
Công ty Cổ phần thành phần hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập (loại hình Công ty cổ phần tại Hà Nội);
- Điều lệ Công ty Cổ phần;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ động là cá nhân: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu .v.v.
- Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với cổ đông là pháp nhân.
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty.
- Văn bản ủy quyền: Trong trường hợp các bác không tự thực hiện mà ủy quyền cho người khác
Hồ sơ của Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (TNHH 2 TV) khác với Công ty cổ phần ở phần “Danh sách thành viên” – “Danh sách cổ đông”. Tuy đều là thuật ngữ để gọi người góp vốn vào công ty nhưng đối với loại hình TNHH sẽ được gọi là thành viên góp vốn, đối với loại hình cổ phần sẽ được gọi là cổ đông.
4. Quy trình thực hiện đăng ký kinh doanh tại Hà Nội
Bước 1 Soạn thảo bộ hồ sơ tương ứng với loại hình doanh nghiệp và chuẩn bị hồ sơ hợp lệ
Bước 2 Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh (thuộc Sở kế hoạch & đầu tư thành phố Hà Nội) tuy nhiên tại địa bàn thành phố Hà Nội thì sẽ bắt buộc phải Nộp hồ sơ qua mạng tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn. Các bác nếu cầm hồ sơ bản giấy lên trực tiếp nộp tại Bộ phận một cửa – Phòng đăng ký kinh doanh sẽ bị từ chối tiếp nhận đó.
Bước 3 Trong thời gian 3 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ. Sở kế hoạch & đầu tư thành phố Hà Nội sẽ phản hồi, với hai trường hợp như sau:
- Hồ sơ hợp lệ: Nhận được thông báo hồ sơ nộp online đã hợp lệ, yêu cầu cầm bản giấy tới cơ quan nhà nước để đối chứng và nhận bản vàng “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”
- Hồ sơ không hợp lệ: Yêu cầu sửa đổi và bổ sung (quay lại bước 2)
Cơ quan thụ lý giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch & đầu tư thành phố Hà Nội
Thời gian phản hồi: 3 ngày làm việc
Trên đây là quy trình cơ bản để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Thành phố Hà Nội. Hi vọng rằng, sự chia sẻ này sẽ có ích đối với các bác. Nếu có những câu hỏi thắc mắc hoặc mong muốn sử dụng dịch vụ pháp lý, các bác có thể tham khảo với liên kết dưới đây:
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về dịch vụ đăng ký kinh doanh tại Hà Nội.
Hãy liên hệ cho Luật Sư X khi cần đăng ký kinh doanh theo số: 0936 408 102
Hân hạnh được phục vụ!!!