Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh trà sữa

bởi Luật Sư X

Kinh doanh trà sữa chưa bao giờ hết hot do nhu cầu rất cao từ giới trẻ. Hàng loạt chuỗi cửa hàng liên tục mở ra như: Toco toco, dingtea, chago, gongcha… Nhiều người cũng muốn thử sức với lĩnh vực này, sau đây LSX sẽ chia sẻ với các bạn thủ tục mở cửa hàng kinh doanh trà sữa.

Căn cứ:

  1. Luật Doanh nghiệp năm 2014
  2. Nghị định 78/2015/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

Chào bạn, rất vui vì bạn đã tin tưởng tham vấn ý kiến luật sư của LSX đối với ý tưởng kinh doanh của bạn. Với ý tưởng kinh doanh trên, chúng tôi sẽ cung cấp một số giải pháp và lưu ý cho bạn như sau:

I. Đăng ký kinh doanh

Ở giai đoạn này, bạn cần cân nhắc kỹ những dự tính trong hoạt động kinh doanh trong tương lại của mình. Bởi những dự định này sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh của bạn.

Trường hợp 1: Lựa chọn đăng ký Hộ kinh doanh cá thể

Nếu bạn chỉ có nhu cầu mở một của hàng duy nhất, của hàng này cũng chỉ có dưới 10 nhân viên làm việc và sau này bạn không có nhu cầu mở rộng thêm hoạt động thì để đơn giản, bạn có thể lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Vì như vừa nói, hình thức này bị hạn chế về số lượng điểm kinh doanh và số lượng người lao động nhưng lại đơn giản hơn trong đăng ký thành lập và vấn đề thuế khi hoạt động.

Khi lựa chọn hình thức đăng ký này, bạn thực hiện thủ tục như sau:

Bước 1: Soạn hồ sơ, bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  • Hợp đồng thuê nhà
  • Sổ đỏ (photo)
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu)

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận “Một của” UBND cấp huyện

Bước 3: Nhận kết quả và sang Chi cục thuế đăng ký mã số thuế

Trường hợp 2: Lựa chọn thành lập Công ty

Khi thành lập Công ty, những hạn chế của Hộ kinh doanh sẽ không còn. Bạn được mở số lượng của hàng không giới hạn, sử dụng số lượng nhân viên tùy nhu cầu, mở rộng kinh doanh và thực hiện các thủ tục thay đổi rất dễ ràng.

Đặc biệt, Công ty có tư cách pháp nhân, giúp bạn thuận tiện trong giao dịch, vay vốn ngân hàng nếu cần.

Để thành lập Công ty, bạn thực hiện thủ tục như sau:

Bước 1: Soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty (doanh nghiệp tư nhân không cần văn bản này)
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên công ty

Ngoài ra, với từng loại hình công ty thì sẽ có thể có thêm một số văn bản khác, như:

  • Danh sách thành viên (Công ty TNHH 2 TV trở lên)
  • Danh sách thành viên hợp danh (Công ty hợp danh)
  • Danh sách cổ đông (Công ty Cổ phần)

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch Đầu tư nơi Công ty đặt trụ sở.

Bước 3: Nhận kết quả và thực hiện thủ tục thuế sau thành lập.

Như đã nói, bạn phải cân nhắc kỹ vì việc lựa chọn mô hình kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến định hướng sau này. Không có thủ tục chuyển từ Hộ kinh doanh thành Doanh nghiệp một cách trực tiếp, nên cần suy nghĩ kỹ trước khi đăng ký.

II. Xin Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với loại giấy tờ này thì quy trình khá đơn giản nhưng thực tế thực hiện lại vô cùng khó khăn:

Bước 1: Trước tiên, bạn tới Chi cục/Cục An toàn vệ sinh thực phẩm để nộp bộ hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở;
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng khu vực xung quanh;
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm (hoặc quy trình bảo quản, phân phối);
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở;
  • Danh sách xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm và khám sức khỏe của chủ và nhân viên;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề phù hợp (Bản sao y công chứng);
  • Giấy xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 2: Chi cục/Cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cử người đến cơ sở kinh doanh của bạn để kiểm tra, nếu bạn đạt đủ yêu cầu cơ quan sẽ cấp phép cho bạn.

Còn nếu như chưa đạt yêu cầu, thì sau 3 tháng sẽ có đoàn thẩm định lại, nếu vẫn chưa đạt đoàn thẩm định có quyền đề xuất đình chỉ hoạt động kinh doanh.

Thủ tục này là một thủ tục khó, do vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề khiến dư luận bức xúc, do đó, để đảm bảo tiến độ bạn nên nhờ sợ trợ giúp của các đơn vị dịch vụ pháp lý.

III. Một số lưu ý thêm

Về hợp đồng thuê nhà: Kinh doanh trà sửa là hoạt động cần đầu tư nhiều cơ sở vật chất, đặc biệt là đầu tư vào thiết kế, trang trí cửa hàng do đó bạn cần lưu ý thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng thuê nhà để đảm bảo lợi ích của mình như:

  • Thời hạn thuê đủ lâu để ổn định kinh doanh
  • Cho phép can thiệp vào hệ thống điện, đèn… để phục vụ hoạt động trang trí của hàng
  • Giá thuê và thay đổi giá thuê theo đề nghị của một bên cũng cần được chi rõ

Ngoài ra, bạn có thể công chứng hợp đồng đó để thêm phần yên tâm. Và cũng để xuất trình bản sao công chứng khi có đoàn kiểm tra cơ sở của các cơ quan chức năng.

Về hợp đồng điện: 

Nếu bạn nhận được yêu cầu từ phía điện lực thì bạn phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng điện nếu không sẽ bị phạt hoặc cắt điện cảnh cáo.

Hãy tham khảo dịch vụ đăng ký kinh doanh trà sữa của LSX để tiết kiệm thời gian, đảm bảo quy định:

Ngoài cung cấp dịch vụ tại Hà Nội, chúng tôi hân hạnh cung cấp các dịch vụ doanh nghiệp ở nhiều địa phương khác như:

Nếu Quý khách đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ hữu ích này, hãy có chúng tôi biết điều đó bằng cách:

Cách 1: Quý khách vui lòng liên lạc theo số máy: 0833.102.102 để được tư vấn, hỗ trợ, giao kết dịch vụ.

Cách 2: Bạn có thể trò chuyện với chuyên viên tư vấn của LSX tại cửa sổ chatbox phía dưới góc phải của website.

VIDEO THAM KHẢO:

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm