Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT được Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành ngày 20 tháng 7 năm 2021. Có hiệu lực bắt đầu từ ngày 05/9/2021. Thông tư này ra đời thay thế Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, có nhiều thay đổi và hiện đại hơn. Thông tư này quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh THCS, THPT. Thông tư 22 có mục đích xác định được mức độ hoàn thành các yêu cầu cần đạt của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông.
Đối với một thông tư mới ban hành và bắt đầu thực hiện, sẽ có những điểm thuận lợi và khó khăn mới. Những khó khăn vướng mắc khi thực hiện thông tư 22 là gì, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu trong bài viết này.
Căn cứ pháp lý
Những khó khăn vướng mắc khi thực hiện thông tư 22
Khi thông tư 22 bắt đầu có hiệu lực ngày 5 tháng 9 năm 2021. Các cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đã nhận thấy những điểm khó khăn khi thực hiện
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT. Quy định về quy định đánh giá học sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT).
Theo đó, Thông tư 22/2021/BGDĐT đã có những bổ sung mới về quy định khen thưởng cuối năm; khen thưởng với học sinh có thành tích đặc biệt. Cụ thể tại Điều 15 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về khen thưởng danh hiệu “Học sinh Xuất sắc”; “Học sinh Giỏi” được hướng dẫn chi tiết như sau:
- Khen thưởng danh hiệu “Học sinh Xuất sắc” đối với những học sinh có đồng thời:
+ Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá ở mức Tốt;
+ Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá ở mức Tốt;
+ Có ít nhất 06 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn cả năm đạt từ 9,0 điểm trở lên.
- Khen thưởng danh hiệu “Học sinh Giỏi” với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt; và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.
Bên cạnh đó, quy định về điều kiện được lên lớp của học sinh tại cũng có sự thay đổi tại thông tư 22. Theo đó, học sinh có đủ các điều kiện sau đây thì được lên lớp; hoặc được công nhận hoàn thành chương trình THCS, THPT gồm: Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên; Kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên; Nghỉ không quá 45 buổi trong một năm học.
Những thuận lợi và khó khăn khi đánh giá học sinh theo thông tư 22
Những thuận lợi khi đánh giá học sinh theo thông tư 22
Khi thực hiện thông tư 22, cán bộ giáo viên nhận thấy có những thuận lợi như:
- Thông tư 22 giúp tăng tính khách quan trong việc đánh giá học sinh. So với việc đánh giá học sinh thông qua những nhận xét thông thường như trước đây. Thông tư mới này đã khắc phục được nhược điểm thiếu công tâm. Đồng thời tạo điều kiện để đánh giá một cách chính xác và toàn diện nhất. Theo thông tư, để có thể đánh giá, giáo viên phải thông qua quá trình học tập lâu dàu của học sinh. Bên cạnh đó, thông tin sử dụng phải chính xác, có thông qua tham khảo ý kiến của phụ huynh.
- Thông tư mới cũng quy định lại về cách đánh giá thường xuyên. Các phương thức đánh giá được thay đổi để tạo động lực cho học sinh chăm chỉ hơn trong quá trình học tập
- So với thông tư cũ, thông tư 22 được cho là có tính nhân văn hơn rất nhiều. Theo đó, có các mục quy định về các trường hợp học sinh được miễn học phần Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh. Ngoài ra có những quy đĩnh về hỗ trợ học sinh khuyết tật, khó khăn. Qua đó, có thể động viên tinh thần và hỗ trợ được phần nào trong học tập cho những học sinh này
- Danh hiệu học sinh tiên tiến bị loại bỏ, chỉ công nhận thành tích là các học sinh loại giỏi và xuất sắc. Qua đó, học sinh sẽ cảm thấy được công nhận hơn, có thêm động lực hơn trong học tập. Đồng thời giảm bớt áp lực đồng trang lứa cho những học sinh có học lức chưa xuất sắc.
Những khó khăn vướng mắc khi đánh giá học sinh theo thông tư 22
Không thể phủ nhận sự cải tiến trong thông tư mang lại rất nhiều ảnh hưởng tích cực lên việc dạy và học. Tuy nhiên, vẫn sẽ phát sinh ít nhiều những vấn đề không mong muốn. Sau đây là một số vướng mắc gặp phải khi thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 22.
- Có thể thấy, mong muốn của thông tư 22 là giải quyết các vấn đề chủ quan trong nhận xét đánh giá. Tuy nhiên với những yêu cầu mà thông tư nêu ra, vẫn chưa triệt để được vấn đề này. Các yếu tố chủ quan trong quá trình đánh giá của giáo viên là rất khó để tránh. Bên cạnh đó, việc trao đổi với phụ huynh đôi khi vẫn gặp nhiều khó khăn từ nhiều nguyên nhân khách quan. Do đó, vẫn cần đưa thêm những phương án hiệu quả hơn để hạn chế tối vấn đề này.
- Bỏ đi mức khen thưởng học sinh tiên tiến với mục đích để học sinh không gặp phải áp lực về thành tích. Nhưng cũng mang đến một vấn đề là học sinh sẽ trở nên tự tin quá về bản thân. Làm giảm đi ý chí nỗ lực trong học tập của những học sinh ở mức trung bình.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Những khó khăn vướng mắc khi thực hiện thông tư 22”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi hoặc các dịch vụ khác như ly hôn; giải thể doanh nghiệp; đăng ký bảo hộ thương hiệu… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận: 0833102102
Mời bạn đọc tham khảo:
- Các vấn đề về góp vốn bằng tài sản cố định theo pháp luật hiện hành
- Cách ghi nhận xét lý lịch đảng viên chính xác và mới nhất
Câu hỏi thường gặp
Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo đề ra nhằm nhận được những đánh giá toàn diện nhất. Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Bao gồm: đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; sử dụng kết quả đánh giá; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh. Xác định học sinh có hoàn thành theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông không. Từ đó cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho giáo viên và học sinh. Để học sinh điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập. Cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học.