Những loại đất nào không được cấp sổ đỏ hiện nay?

bởi BuiNgan
Những loại đất nào không được cấp sổ đỏ hiện nay?

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Cùng Luật sư X tìm hiểu những loại đất nào không được cấp sổ đỏ hiện nay qua bài viết dưới đây.

Những loại đất nào không được cấp sổ đỏ hiện nay?

Theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP những trường hợp không được cấp Sổ đỏ, gồm:

– Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

– Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

– Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.

– Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ.

– Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Sổ đỏ nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Tổ chức, UBND cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

– Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý (Theo Điều 8 Luật Đất đai 2013), cụ thể:

+ Người đứng đầu của tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau:

  1. Tổ chức được giao quản lý công trình công cộng, gồm công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm;
  2. Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;
  3. Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng;
  4. Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.

+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở thuộc địa phương.

+ Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý.

Lưu ý: Trường hợp tự chia tách thửa đất đã được cấp Sổ đỏ thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu (diện tích tối thiểu theo quy định của UBND cấp tỉnh) thì sẽ không được cấp Sổ đỏ.

Điều kiện cấp sổ đỏ năm 2022

Những loại đất nào không được cấp sổ đỏ hiện nay?
Những loại đất nào không được cấp sổ đỏ hiện nay?

Trường hợp 1. Có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ của hộ gia đình, cá nhân khi có giấy tờ về quyền sử dụng đất gồm các giấy tờ sau:

1 – Đơn đăng ký, cấp Sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK;

2 – Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, cụ thể:

Giấy tờ theo Điều 100 Luật Đất đai 2013, gồm:

  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai 1993 có hiệu lực);
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất như: Bằng khoán điền thổ; Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ…(hướng tại Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT).
  • Các loại giấy tờ theo quy định trên mà đứng tên người khác (có kèm theo giấy chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký).
  • Bản án hoặc quyết định của Tòa án về quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân…
  • Quyết định giao đất, cho thuê đất của Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân từ trước ngày 15/10/1993 mà đến ngày 01/7/2014 chưa được cấp Sổ đỏ.

Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP):

+ Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980.

+ Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg, gồm:

  1. Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp;
  2. Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do UBND cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;
  3. Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có Biên bản xét duyệt, bản tổng hợp…
  4. Giấy tờ về việc chứng nhận đã đăng ký quyền sử dụng đất của UBND cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh cấp cho người sử dụng đất;
  5. Giấy tờ về việc kê khai đăng ký nhà cửa được UBND cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh xác nhận mà trong đó có ghi diện tích đất có nhà ở;
  6. Giấy tờ của đơn vị quốc phòng giao đất cho cán bộ, chiến sỹ làm nhà ở trước ngày 15/10/1993 theo Chỉ thị số 282/CT-QP.

3 – Giấy tờ về tài sản gắn liền với đất như: Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận công trình xây dựng không phải là nhà ở, Chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, Chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm (nếu có tài sản và có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu).

Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);

4 – Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (như biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…); giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);

Ngoài các giấy tờ theo quy định trên, khi làm thủ tục cấp Sổ đỏ cần xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Lưu ý:

– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở Việt Nam thì phải giấy chứng minh theo quy định.

– Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai mà nay có nhu cầu được cấp sổ đỏ thì chỉ phải nộp đơn đề nghị cấp sổ đỏ Mẫu số 04a/ĐK.

Trường hợp không có giấy tờ quyền sử dụng đất

Trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (Theo Điều 101 Luật Đất đai năm 2013), khi có yêu cầu cấp Sổ đỏ thì cần chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ sau:

1 – Đơn đăng ký, cấp sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK;

2 – Xác nhận của UBND cấp xã về sử dụng đất ổn định, lâu dài;

3 – Xác nhận của UBND cấp xã về việc không có tranh chấp; phù hợp với quy hoạch;

4 – Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính như: Biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Những loại đất nào không được cấp sổ đỏ hiện nay?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, kế toán giải thể công ty, tạm ngừng doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự, xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xin mã số thuế cá nhân, bảo hộ logo độc quyền, tra cứu quy hoạch xây dựng …của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện được cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Theo quy định tại Điều 101 Luật Đất đai hiện hành, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà không có giấy tờ thì có thể được cấp sổ đỏ, phân thành hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Không phải nộp tiền sử dụng đất
Điều kiện để được cấp sổ đỏ là:
Đang sử dụng đất trước ngày 01.7.2014.
Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp (tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ).
Trường hợp 2: Có thể phải nộp tiền sử dụng đất
Điều kiện để được cấp sổ đỏ là:
Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất ổn định từ trước ngày 1.7.2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai.
Nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.
Với đất không có giấy tờ, một trong những căn cứ quan trọng để được xem xét cấp sổ đỏ là phải sử dụng đất ổn định.

Có thể cấp sổ đỏ cho cả lô đất không?

Khoản 1 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc cấp sổ đỏ như sau:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất.
Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó
“.
Như vậy, người sử dụng đất được cấp sổ đỏ cho cả lô đất (trường hợp có nhiều thửa đất) với điều kiện lô đất đó gồm nhiều thửa đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn mà người sử dụng đất đó có yêu cầu.

Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất mua từ năm 1983

Nếu thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận thì việc nộp hồ sơ, giấy tờ để thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất lần đầu được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính (được sửa đổi tại Khoản 19 Điều 7 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Nếu thửa đất nhận chuyển nhượng mà người chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận thì việc nộp hồ sơ, giấy tờ khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai đối với quyền sử dụng đất khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm