Những lưu ý không nên bỏ qua khi mua đất thương mại, dịch vụ

bởi NguyenThiLanAnh
Những lưu ý không nên bỏ qua khi mua đất thương mại, dịch vụ

Ở Việt Nam hiện nay, ngày càng có nhiều người lựa chọn đầu tư vào đất thương mại, dịch vụ bởi nó có thể đem lại nguồn lợi nhuận cao. Tuy nhiên, hình thức này cũng có thể đem đến rất nhiều rủi ro. Vì vậy, nếu muốn lựa chọn loại đất này, bạn cần quan tâm đến những lưu ý không nên bỏ qua khi mua đất thương mại, dịch vụ. Để tìm hiểu chúng là gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Sư X:

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Nội dung tư vấn

Đất thương mại, dịch vụ là gì?

– Phân loại: Theo quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất thương mại dịch vụ là đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 153 Luật Đất đai 2013:

Đất thương mại, dịch vụ bao gồm đất xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các máy chủ khác phục vụ cho kinh doanh, thương mại, dịch vụ”.

– Khái niệm được giải thích theo mục 2, phụ lục 1 Thông tư 28/2014/TT-BTNMT:

“Đất thương mại, dịch vụ là đất sử dụng xây dựng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại và các công ty khác phục vụ cho kinh doanh, dịch vụ, thương mại (kể cả trụ sở, văn phòng đại diện) của tổ chức kinh tế) “.

Những lưu ý không nên bỏ qua khi mua đất thương mại, dịch vụ

Đất thương mại dịch vụ có được chuyển nhượng không?

Theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền của người sử dụng đất: Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà sử dụng đất thương mại, dịch vụ dịch vụ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhận sẽ được thực hiện các quyền về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất; chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, thế chấp,… theo quy định của pháp luật.

Như vậy về nguyên tắc chung, người sử dụng đất vẫn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Quyền của người sử dụng đất, dược quy định tại các Điều 153, 166, 167 Luật Đất đai 2013 cụ thể, người sử dụng đất sẽ được các quyền sau đây:

– Được thuê, thuê lại, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn; nhận thừa kế từ cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế khác;

– Được Nhà nước bồi thường khi bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật;

– Được hưởng kết quả đầu tư trên đất; lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ trên đất;

– Được thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về tranh chấp đất đai hoặc khi bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Khi sử dụng đất người mua phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ sau:

– Phải sử dụng đất đúng mục đích ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng đúng ranh giới của thửa đất, đảm bảo bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất đúng quy định về vấn đề sử dụng độ sâu trong lòng đất; chiều cao trên không và các quy định khác.

– Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính.

– Đảm bảo thực hiện các biện pháp bảo vệ đất, môi trường, không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng bất động sản liền kề.

– Giao trả lại đất khi Nhà nước có yêu cầu thu hồi đất, hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào cho phép việc gia hạn thời hạn sử dụng.

Thời hạn sử dụng đất

Thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật nước ta hiện nay được phân thành hai hình thức là đất có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài và đất có thời hạn; trong đó đất thương mại dịch vụ được xác định là đất có thời hạn sử dụng nhất định.

Cụ thể theo quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai 2013, đất thương mại dịch vụ được các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc được phê duyệt dự án đầu tư thì thời hạn sử dụng đất không quá 50 năm.

Tuy nhiên các dự án đầu tư thương mại dịch vụ lớn và quá trình thu hồi vốn chậm hoặc các dự án đầu tư thương mại dịch vụ tại các khu vực mà có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn cần thời hạn đầu tư dài hơn thì thời hạn sử dụng đất là không quá 70 năm.

Có thể bạn quan tâm: Chuyển đất thương mại dịch vụ sang đất ở như thế nào?

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về “Những lưu ý không nên bỏ qua khi mua đất thương mại, dịch vụ” Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, tư vấn dịch vụ Luật Đất đaitra cứu thông tin quy hoạchtra cứu sổ đỏ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Có rủi ro gì khi đầu tư đất thương mại dịch vụ không?

Hiện tại nhà nước ta vẫn chưa có một khung pháp lý nào rõ ràng quy định về việc mua bán đất thương mại dịch vụ. Khi có những tranh chấp ngoài ý muốn xảy ra sẽ rất khó để giải quyết; nguy cơ xảy ra xung đột và mất tiền oan rất cao.
Khi đầu tư vào đất thương mại dịch vụ sẽ có nguy cơ xảy ra rủi ro vô cùng lớn; bởi không có một sự đảm bảo an toàn nào về số tiền đầu tư của bạn. 

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất được hiểu là việc người sử dụng đất chuyển giao đất; và quyền sử dụng đất đó cho người nhận chuyển nhượng; và nhận về một số tiền theo thỏa thuận của hai bên. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện theo hình thức ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan.

Có được xây nhà ở trên đất nông nghiệp không?

Theo Luật Đất đai và Nghị định số 43/2014/ND-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai có quy định về mục đích sử dụng đất. Theo đó, nếu ban đầu không đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng đất; cụ thể là chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất để ở; thì việc này là không phù hợp với quy định của pháp luật. Xây dựng nhà ở trong khi đây vẫn là đất nông nghiệp là không thể. Nếu xây dựng bất hợp pháp thì căn nhà đó có thể sẽ bị cơ quan có thẩm quyền dỡ bỏ.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm