Những tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ mới năm 2023

bởi Trà Ly
Những tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ mới năm 2023

Bên cạnh đất thì tài sản gắn liền với đất cũng cần phải được cấp sổ đỏ để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất. Việc cấp sổ đỏ cho tài sản gắn liền với đất sẽ tránh đươc các rủi ro pháp lý nếu xảy ra tranh chấp. Do đó, người sử dụng đất cần biết những tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ đển nhanh chóng làm sổ đỏ. Dưới đây là những tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ mới, bạn có thể tham khảo thêm qua bài viết dưới đây của LSX nhé.

Thế nào là tài sản gắn liền với đất?

Để bảo đảm tài sản của mình cũng như quyền sở hữu tài sản của mình trên đất thì người sử dụng đất cần nắm được thế nào là tài sản gắn liền với đất. Điều này sẽ giúp người sở hữu tài sản biết được mình có nhưungf tài sản gắn liền với đất nào và nắm rõ hơn về quyền lợi của mình đối với tài sản. Để hiểu thế nào là tài sản gắn liền với đất, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.

Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2019/TT-BTP có quy định về tài sản gắn liền với đất như sau:

Tài sản gắn liền với đất gồm nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở; nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở; công trình xây dựng khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên quan; cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng.

Tại Thông tư 07/2019/TT-BTP quy định về tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai gồm:

– Nhà ở, công trình xây dựng đang trong quá trình đầu tư xây dựng, chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng gồm: Nhà ở, công trình xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật nhà ở; công trình xây dựng khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên quan;

– Rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng bên thế chấp xác lập quyền sở hữu sau thời điểm xác lập hợp đồng thế chấp.

Tài sản gắn liền với đất gồm những loại nào?

Việc xác định được tài sản gắn liền với đất sẽ giúp người sử dung đất có thể thực hiện tối đa quyền lợi của mình đối với đất cũng như các loại tài sản gắn liền với đất. Pháp luật quy định về những loại tài sản gắn liền với đất hiện nay. Vậy, tài sản gắn liền với đất gồm những loại nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung dưới đây nhé.

Các tài sản gắn liền với đất tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP theo gồm:

4. Tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở; nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở; công trình xây dựng khác; cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

Theo đó, tài sản gắn liền với đất gồm:

– Nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở;

– Nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở;

– Công trình xây dựng khác;

– Cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

Tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ phải đáp ứng những điều kiện gì?

Cấp sổ đỏ cho tài sản gắn liền với đất là một thủ tục quan trọng đối với quyền lợi của người sử dụng đất. Tuy nhiên để được cấp sổ đỏ thì tài sản gắn liền với đất phải đáp ứng những điều kiện cấp sổ đỏ theo quy định. Vậy, tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ phải đáp ứng những điều kiện gì? Hãy theo dõi nội dung sau đây để nắm được điều kiện để tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ nhé.

Căn cứ Điều 31, Điều 32, Điều 33 và Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định để được chứng nhận quyền sở hữu tài sản phải có đủ điều kiện sau:

1. Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

2. Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở.

3. Chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

Theo đó, chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng mà vốn để trồng rừng, tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước và có một trong các giấy tờ theo quy định thì được chứng nhận quyền sở hữu.

4. Chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm

Theo Điều 4 Thông tư liên tịch 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT quy định cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu gồm:

– Cây công nghiệp lâu năm.

– Cây ăn quả lâu năm.

– Cây dược liệu lâu năm.

– Cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh quan lâu năm.

Theo đó, cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu phải có các đặc tính như sau:

– Cây gieo trồng một lần, cho thu hoạch sản phẩm (mà thân chính vẫn giữ nguyên) hoặc sử dụng làm cây lấy gỗ, cây cảnh quan, cây bóng mát, có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thanh lý trên 05 năm.

– Thuộc một trong các nhóm cây sau: Cây thân gỗ, cây thân bụi hoặc cây thân leo

4 tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ hiện nay

Pháp luật hiện hành quy định 4 tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ. Do đó, người sử dụng đất cần phải nắm được 4 tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ là những tài sản nào. Sau đó có thể tiến hành thủ tục làm sổ đỏ cho tài sản gắn liền với đất của mình. Dưới đây là 4 tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ hiện nay theo quy định, bạn có thể tham khảo.

Tại Điều 104 Luật Đất đai 2013 quy định về cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất như sau:

Điều 104. Cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất

1. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với tài sản gắn liền với đất thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

Như vậy, tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ 2023 bao gồm:

– Nhà ở;

– Công trình xây dựng không phải là nhà ở;

– Rừng sản xuất là rừng trồng;

– Cây lâu năm.

Lưu ý: Các tài sản gắn liền với đất phải có tại thời điểm cấp sổ đỏ.

Những tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ mới năm 2023

Cách ghi tài sản gắn liền với đất trong sổ đỏ như thế nào?

Tài sản gắn liền với đất sẽ được ghi trong Giấy chứng nhận (sổ đỏ). Theo đó, để biết những tài sản gắn liền với đất nào đã được ghi trong sổ đỏ ta có thể dựa vào thông tin về tài sản sản gắn liền với đất trong sổ đỏ. Như vậy, cần biết cách ghi tài sản gắn liền với đất trong sổ đỏ như thế nào để dễ dàng theo dõi. Dưới đây là cách ghi tài sản gắn liền với đất trong sổ đỏ, bạn có thể tham khảo nội dung dưới đây.

Căn cứ Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định với mỗi loại tài sản gắn liền với đất sẽ có cách ghi thông tin trong Giấy chứng nhận khác nhau, cụ thể:

Cách ghi thông tin nhà ở

Thông tin về nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được ghi tại trang 2 của sổ đỏ và được thể hiện như sau:

* Nhà ở riêng lẻ

– Loại nhà ở: Ghi loại nhà ở cụ thể theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Ví dụ: “Nhà ở riêng lẻ”; “Nhà biệt thự”.

– Diện tích xây dựng: Ghi diện tích mặt bằng chiếm đất của nhà ở tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao của nhà, bằng số Ả Rập, theo đơn vị mét vuông, được làm tròn số đến một chữ số thập phân. Ví dụ: 68,5m2.

– Diện tích sàn: Ghi bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông, được làm tròn số đến một chữ số thập phân. Đối với nhà ở một tầng thì ghi diện tích mặt bằng sàn xây dựng của nhà đó. Đối với nhà ở nhiều tầng thì ghi tổng diện tích mặt bằng sàn xây dựng của các tầng.

– Hình thức sở hữu: ghi “Sở hữu riêng” đối với trường hợp nhà ở thuộc sở hữu của một chủ; ghi “Sở hữu chung” đối với trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của nhiều chủ; trường hợp nhà ở có phần sở hữu riêng và có phần sở hữu chung thì ghi lần lượt từng hình thức sở hữu và diện tích kèm theo.

– Cấp (hạng) nhà ở: Ví dụ: Cấp IV.

– Thời hạn được sở hữu:

+ Nếu mua nhà ở có thời hạn thì ghi ngày tháng năm hết hạn được sở hữu theo hợp đồng mua bán hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở.

+ Nếu được sở hữu nhà ở trên đất thuê, mượn của người sử dụng đất khác thì ghi ngày tháng năm kết thúc thời hạn thuê, mượn.

+ Các trường hợp còn lại không xác định thời hạn và ghi bằng dấu “-/-“.

* Căn hộ chung cư

– Loại nhà ở: Ghi “Căn hộ chung cư số…”.

– Tên nhà chung cư: Ghi tên hoặc số hiệu của nhà chung cư, nhà hỗn hợp theo dự án đầu tư hoặc thiết kế, quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Diện tích sàn: Ghi diện tích sàn xây dựng căn hộ, diện tích sử dụng căn hộ theo hợp đồng mua bán căn hộ và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở.

– Hình thức sở hữu: Ghi “Sở hữu riêng” đối với trường hợp căn hộ thuộc sở hữu của một chủ; ghi “Sở hữu chung” đối với trường hợp căn hộ thuộc sở hữu chung của nhiều chủ; trường hợp căn hộ có phần sở hữu riêng và có phần sở hữu chung thì ghi lần lượt từng hình thức sở hữu và diện tích kèm theo.

Ví dụ: Sở hữu riêng 50m2; sở hữu chung 20m2.

– Thời hạn được sở hữu:

+ Nếu mua căn hộ chung cư có thời hạn thì ghi ngày tháng năm hết hạn được sở hữu theo hợp đồng mua bán hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở.

+ Các trường hợp còn lại không xác định thời hạn và ghi bằng dấu “-/-“.

– Hạng mục được sở hữu chung ngoài căn hộ: Ghi tên từng hạng mục ngoài căn hộ chung cư và diện tích kèm theo (nếu có) mà chủ sở hữu căn hộ có quyền sở hữu chung với các chủ căn hộ khác theo hợp đồng mua, bán căn hộ đã ký.

Lưu ý: Trường hợp tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận mà thửa đất không có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản gắn liền với đất nhưng người sử dụng đất (đồng thời là chủ sở hữu tài sản) chưa có nhu cầu chứng nhận thì được thể hiện bằng dấu “-/-“.

Cách ghi thông tin công trình xây dựng không phải là nhà ở

Công trình xây dựng khác khi được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì thông tin ghi trong sổ đỏ theo quy định như sau:

– Loại công trình: Ghi tên công trình theo dự án đầu tư hoặc quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền.

– Thông tin chi tiết về công trình xây dựng được thể hiện dưới dạng bảng sau:

Hạng mục công trìnhDiện tích xây dựng (m2)Diện tích sàn (m2) hoặc công suấtHình thức sở hữuCấp công trìnhThời hạn sở hữu

Trong đó:

– Hạng mục công trình: Ghi theo tên hạng mục chính trong quyết định phê duyệt dự án, phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết, giấy phép xây dựng hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền.

– Diện tích xây dựng: Ghi diện tích mặt bằng chiếm đất của công trình tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao công trình, bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông, được làm tròn số đến một chữ số thập phân.

– Diện tích sàn (hoặc công suất) được ghi theo quy định sau:

+ Công trình dạng nhà thì ghi bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông, được làm tròn số đến một chữ số thập phân. Đối với công trình một tầng thì ghi diện tích mặt bằng sàn xây dựng của công trình đó. Đối với công trình nhiều tầng thì ghi tổng diện tích mặt bằng sàn xây dựng của các tầng.

+ Công trình kiến trúc khác thì ghi công suất của công trình theo quyết định đầu tư hoặc dự án đầu tư được duyệt hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư.

– Hình thức sở hữu: Hạng mục công trình thuộc sở hữu của một chủ thì ghi “Sở hữu riêng”; trường hợp hạng mục công trình thuộc sở hữu chung của nhiều chủ thì ghi “Sở hữu chung”; trường hợp hạng mục công trình có phần sở hữu riêng và có phần sở hữu chung thì ghi lần lượt “Sở hữu riêng”, “Sở hữu chung” ở các dòng dưới kế tiếp; đồng thời ghi diện tích thuộc sở hữu riêng và diện tích thuộc sở hữu chung vào các dòng tương ứng ở các cột “Diện tích xây dựng”, “Diện tích sàn hoặc công suất”.

– Cấp công trình xây dựng: Ghi theo quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

– Thời hạn được sở hữu công trình được ghi như sau:

+ Trường hợp chủ sở hữu công trình trên đất thuê, mượn của người sử dụng đất khác thì ghi ngày tháng năm kết thúc thời hạn thuê, mượn.

+ Trường hợp mua bán công trình có thời hạn thì ghi ngày tháng năm kết thúc theo hợp đồng mua bán công trình.

+ Các trường hợp còn lại không xác định thời hạn và ghi bằng dấu “-/-”;

Lưu ý: Công trình xây dựng gắn liền với đất phải là loại công trình thuộc hệ thống phân loại công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Cách ghi thông tin tài sản là cây lâu năm

– Loại cây: Ghi loại cây lâu năm được trồng; nếu trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm thì ghi lần lượt các loại cây lâu năm chủ yếu được trồng.

– Diện tích: Ghi diện tích trồng cây lâu năm được cấp sổ đỏ bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông.

– Hình thức sở hữu: Vườn cây lâu năm thuộc sở hữu của một chủ thì ghi “Sở hữu riêng”; vườn cây lâu năm thuộc sở hữu chung của nhiều chủ thì ghi “Sở hữu chung”; nếu có phần diện tích thuộc sở hữu riêng và có phần diện tích thuộc sở hữu chung thì ghi “Sở hữu riêng… m2; sở hữu chung… m2”.

– Thời hạn sở hữu: Thể hiện đối với trường hợp mua bán cây trồng lâu năm có thời hạn hoặc trồng cây lâu năm trên đất thuê, mượn của người sử dụng đất khác; thông tin thể hiện là ngày tháng năm kết thúc thời hạn mua bán, thuê, mượn. Trường hợp còn lại không xác định thời hạn và ghi bằng dấu “-/-”.

Cách ghi thông tin tài sản là rừng sản xuất

Đối với rừng sản xuất là rừng trồng thì thể hiện thông tin trong sổ đỏ như sau:

– Loại rừng: Ghi loại cây rừng chủ yếu được trồng.

– Diện tích: Ghi diện tích có rừng thuộc quyền sở hữu của người được cấp sổ đỏ bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông.

– Nguồn gốc tạo lập thể hiện như sau:

+ Trường hợp Nhà nước giao có thu tiền thì ghi “Được Nhà nước giao có thu tiền”.

+ Trường hợp Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không thu tiền thì ghi “Được Nhà nước giao không thu tiền”.

+ Đối với rừng do người đề nghị cấp sổ đỏ tự trồng bằng nguồn vốn không có nguồn gốc từ ngân sách thì ghi “Rừng tự trồng”.

+ Trường hợp rừng có nhiều nguồn gốc đối với từng phần diện tích khác nhau thì lần lượt thể hiện từng loại nguồn gốc và diện tích rừng theo từng nguồn gốc kèm theo.

– Hình thức sở hữu: Trường hợp thuộc thuộc sở hữu một chủ thì ghi “Sở hữu riêng”; nếu rừng thuộc sở hữu chung của nhiều chủ thì ghi “Sở hữu chung”; trường hợp có phần diện tích thuộc sở hữu riêng và có phần diện tích thuộc sở hữu chung thì ghi “Sở hữu riêng… m2; sở hữu chung… m2”.

– Thời hạn sở hữu: Thể hiện đối với trường hợp mua bán rừng có thời hạn hoặc rừng trồng trên đất thuê, mượn của người sử dụng đất khác; thông tin thể hiện là ngày tháng năm kết thúc thời hạn mua bán, thuê, mượn. Các trường hợp còn lại không xác định thời hạn và ghi bằng dấu “-/-”.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Những tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ mới năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu?

Theo Điều 35 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Tài sản gắn liền với đất mà thửa đất có tài sản đó không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai;
2. Nhà ở hoặc công trình xây dựng khác được xây dựng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính hoặc xây dựng bằng vật liệu tranh tre, nứa, lá, đất; công trình phụ trợ nằm ngoài phạm vi công trình chính và để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng, vận hành công trình chính;
3. Tài sản gắn liền với đất đã có thông báo hoặc quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc đã có thông báo, quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Nhà ở, công trình được xây dựng sau thời điểm công bố cấm xây dựng; xây dựng lấn, chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng; tài sản gắn liền với đất được tạo lập từ sau thời điểm quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà tài sản được tạo lập đó không phù hợp với quy hoạch được duyệt tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
5. Tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, trừ trường hợp tài sản đã được xác định là phần vốn của Nhà nước đóng góp vào doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
6. Tài sản gắn liền với đất không thuộc trường hợp được chứng nhận quyền sở hữu theo quy định;
7. Tài sản tạo lập do chuyển mục đích sử dụng đất trái phép.

Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất trong trường hợp nào?

Tại Điều 92 Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất như sau:
Điều 92. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất
1. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật này.
2. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng.
“Ơ
Như vậy, nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm