Chào Luật sư, Tôi mới được cấp chứng chỉ hành nghề dược vào tuần trước. Tôi dự định sẽ mở tiệm thuốc thuốc tây ngay tại nhà tôi. Vì kiến thức pháp luật của tôi còn hạn hẹp nên có thắc mắc như sau. Đối với chứng chỉ hành nghề dược thì phạm vi hoạt động đối với với chứng chỉ này được pháp luật quy định như thế nào? Để có thể mở được tiệm thuốc tây cần phải có những loại chứng chỉ nào? Mong Luật sư tư vấn. Tôi xin cảm ơn.
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp vấn đề trên mời bạn cùng Luật sư X thảm khảo bài viết “Phạm vi hoạt động đối với chứng chỉ hành nghề dược“. Hy vọng sẽ hỗ trợ cung cấp thêm kiến thức bổ ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 54/2017/NĐ-CP
- Nghị định 117/2020/NĐ-CP
- Luật Dược 2016
Phạm vi hoạt động đối với chứng chỉ hành nghề dược
Căn cứ Điều 11 Luật dược 2016 quy định về các vị trí công việc cần có chứng chỉ hành nghề dược bao gồm như sau:
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
– Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
– Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Từ đó có thể suy ra những phạm vi hoạt động đối với chứng chỉ hành nghề dược như nội dung nêu trên.
Theo Điều 31 Luật Dược 2016 quy định về nghĩa vụ của người hành nghề dược cụ thể như sau:
“Điều 31. Nghĩa vụ của người hành nghề dược
- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc phải có mặt trong toàn bộ thời gian hoạt động của cơ sở dược, trừ trường hợp ủy quyền khi vắng mặt theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 của Luật này.
- Chỉ chịu trách nhiệm chuyên môn đối với một cơ sở kinh doanh dược và tại một địa Điểm kinh doanh dược.
- Hành nghề dược theo đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Chứng chỉ hành nghề dược và quy định chuyên môn kỹ thuật.
- Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp có dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa.
- Hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.
- Thông báo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức hành nghề dược của người hành nghề dược khác và phải chịu trách nhiệm về những thông tin đã thông báo.”
Như vậy, theo quy định trên đây thì người hành nghề dược có nghĩa vụ phải hành nghề dược theo đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Chứng chỉ hành nghề dược.”
Mở tiệm thuốc tây cần điều kiện gì?
– Giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ủy ban nhân dân quận/huyện cấp;
– Chứng chỉ hành nghề Dược do sở Y tế cấp;
– Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược phẩm;
Điều kiện mở nhà thuốc đối với cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc:
– Có đầy đủ bằng cấp chuyên môn;
– Phải có kinh nghiệm thực hành ít nhất 2 năm tại các cơ sở chuyên môn về thuốc;
– Có đủ sức khỏe và năng lực hành vi dân sự;
– Không vi phạm phạm luật hay trong thời gian bị cấm hành nghề;
– Hiểu và cam kết thực hiện các bộ luật liên quan đến sức khỏe và quy chế dược;
– Có số vốn ít nhất là 100 triệu trở lên;
Như vậy, đối với các cá nhân quan tâm điều kiện mở nhà thuốc tư nhân, trước mắt cần phải đảm bảo được đầy đủ những điều kiện trên.
Hành nghề dược không đúng với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề dược sẽ bị xử lý như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 52 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về hành nghề dược như sau:
“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giả mạo một trong các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược;
b) Hành nghề dược mà không có chứng chỉ hành nghề dược hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược tại vị trí công việc phải có chứng chỉ hành nghề dược theo quy định của pháp luật;
c) Chịu trách nhiệm chuyên môn từ hai cơ sở kinh doanh dược trở lên hoặc tại hai địa điểm kinh doanh dược trở lên;
d) Hành nghề dược không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề dược và quy định chuyên môn kỹ thuật;
đ) Cơ sở đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược không đáp ứng điều kiện quy định của pháp luật;
e) Cơ sở tổ chức thi xét cấp chứng chỉ hành nghề dược không đáp ứng điều kiện quy định của pháp luật;
g) Cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề dược để hành nghề dược.“
Lưu ý: Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền được quy định trên đây là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Mời bạn xem thêm
- Tội thao túng thị trường chứng khoán bị xử lý ra sao?
- Thời gian tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn là bao lâu?
- Các loại thuế khi thành lập hộ kinh doanh phải nộp
- Di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là bài viết LSX tư vấn về “Phạm vi hoạt động đối với chứng chỉ hành nghề dược” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty LSX luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ đổi tên khai sinh Bắc Giang… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 4 Nghị định 54/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) quy định về hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược như sau:
– Hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật dược và được quy định cụ thể như sau:
+ Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
– Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.
Theo Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 có quy định về Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
– Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với các trường hợp sau đây:
+ Người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế;
+ Người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
+ Người nước ngoài đến hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.
– Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
Tại Điều 28 của Luật Dược 2016 quy định về các trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược như sau:
– Chứng chỉ hành nghề dược được cấp không đúng thẩm quyền.
– Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược đề nghị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược của mình.
– Chứng chỉ hành nghề dược bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
– Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
– Cá nhân có từ 02 Chứng chỉ hành nghề dược trở lên.
– Người có chứng chỉ hành nghề cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược.
– Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược không đáp ứng một trong các Điều kiện được cấp Chứng chỉ hành nghề dược quy định tại Điều 13 hoặc khoản 2 Điều 14 của Luật này.
– Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược mà không hành nghề trong thời gian 12 tháng liên tục.
– Người hành nghề dược không có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.
– Vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược gây hậu quả đến tính mạng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước Chứng chỉ hành nghề dược từ 02 lần trở lên đối với một hành vi vi phạm.