Phân biệt bồi thường và hoàn trả chi phí đào tạo như thế nào?

bởi ThuHa
Phân biệt bồi thường và hoàn trả chi phí đào tạo

“Xin chào luật sư. Bồi thường và hoàn trả chi phí đào tạo có phải là hai khái niệm khác nhau không? Trường hợp nào người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo? Trường hợp nào người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo? Phân biệt bồi thường và hoàn trả chi phí đào tạo như thế nào? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Chi phí đào tạo là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2019 thì người lao động và người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp Người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp trong thời gian lao động. Trong hợp đồng đào tạo nghề phải có nội dung theo quy định của luật bao gồm: về thời gian người lao động  cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo, chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo của người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế trong quan hệ lao động không phải lúc nào người sử dụng lao động và  người lao động cũng ký hợp đồng đạo tạo nghề.

Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Phân biệt bồi thường và hoàn trả chi phí đào tạo
Phân biệt bồi thường và hoàn trả chi phí đào tạo

Phân biệt bồi thường và hoàn trả chi phí đào tạo

Trường hợp người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo:

Bộ luật Lao động năm 2019 không đặt ra trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

Tuy nhiên, khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục và nghề nghiệp 2014 lại quy định:

Ngư­ời tốt nghiệp các khoá đào tạo do ngư­ời sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.

Theo đó, người lao động vẫn có trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động nếu không làm việc theo đúng thời gian đã cam kết.

Trường hợp người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo:

Theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:

  • Không được trợ cấp thôi việc;
  • Phải bồi thường nửa tháng tiền lương và một khoản tiền tương ứng với những ngày không báo trước;
  • Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo.

Do đó, trong trường hợp này, người lao động cũng phải bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.

Có thể thấy, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải có trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo dù đúng luật hay trái luật.

Người lao động khi tự ý nghỉ việc có phải đền bù chi phí đào tạo không?

Tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:

– Không được trợ cấp thôi việc.

– Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

– Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Theo Điều 62 của Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề được quy định như sau:

(1) Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

(2) Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

e) Trách nhiệm của người lao động.

(3) Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Theo đó, bạn phải có nghĩa vụ đền bù khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Công chức đền bù chi phí đào tạo ra sao?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP như sau:

“1. Đối với cán bộ, công chức:
a) Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;
b) Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu;
c) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
d) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

2. Đối với viên chức:
a) Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có);
b) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
c) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

3. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.”

Theo đó, trường hợp công, viên chức được cử đi đào tạo thì phải có cam kết làm việc tại đơn vị khoảng thời gian gấp đôi thời gian đào tạo sau khi hoàn thành khóa đào tạo. Trường hợp công, viên chức không làm việc tại đơn vị thì phải bồi thường chi phí đào tạo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Phân biệt bồi thường và hoàn trả chi phí đào tạo“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Có phải bồi thường chi phí đào tạo khi không có cam kết không?

Nếu bạn không ký kết một cam kết về đào tạo nghề với bên công ty thì trong trường hợp này bên công ty không được yêu cầu bồi thường.

Tranh chấp bồi thường phí đào tạo nghề có bắt buộc phải hòa giải không?

Tranh chấp về bồi thường đào tạo nghề là tranh chấp lao động cá nhân đồng thời cũng không thuộc các trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải theo quy định tại khoản 1 Điều 188. 

Khởi kiện bồi thường chi phí đào tạo khi không có cam kết cần chuẩn bị những gì?

Để giải quyết vấn đề này bạn sẽ cung cấp chứng cứ, giấy tờ liên quan để khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận (huyện) bao gồm:
– Đơn khởi kiện
– Hợp đồng lao động
– Bằng chứng, chứng cứ khác chứng minh không cam kết về đào tạo nghề

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm