Phân biệt giữa tội buôn lậu và vận chuyển trái phép qua biên giới?

bởi Đinh Tùng
Phân biệt giữa tội buôn lậu và vận chuyển trái phép qua biên giới?

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Lý Tân, tôi có một người chú trong một lần qua Trung Quốc chơi đã mang 3 thùng bia và bị kết tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Chú bảo may chỉ là tội vận chuyển trái phép qua biên giới chứ không phải tội buôn lậu, không thì có khả năng bị phạt nặng hơn rồi. Từ đây tôi băn khoăn 2 tội này khác nhau ra sao, hiện tôi vẫn còn nhầm lẫn khá nhiều giữa tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép qua biên giới. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi phân biệt giữa tội buôn lậu và vận chuyển trái phép qua biên giới không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Phân biệt giữa tội buôn lậu và vận chuyển trái phép qua biên giới?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Tội buôn lậu và vận chuyển trái phép qua biên giới là gì?

Căn cứ pháp lý tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015

– Buôn lậu được hiểu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới các loại hàng hóa, ngoại tệ, kim khí, đá quý hay những vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa mà Nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc buôn bán hàng hóa nói chung qua biên giới nhưng không thực hiện đóng thuế và trốn tránh sự kiểm soát của hải quan.

– Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là hành vi đưa (mang) hàng hóa, tiền tệ qua biên giới Việt Nam một cách trái phép.

Việc vận chuyển trái phép được thể hiện qua hành vi vận chuyển hàng hóa, tiền tệ nhưng không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép. Theo đó, đối tượng hàng hóa, tiền tệ ở đây gồm cả hàng hóa được phép lưu thông và hàng cấm lưu thông và tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý.

Phương thức vận chuyển có thể bằng sức người (mang, vác), sức kéo của súc vật hoặc bằng các loại phương tiện vận tải, hình thức vận chuyển có thể bằng đường bộ, đường không, đường thủy hoặc qua đường bưu điện.

Cả hai hành vi buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới đều là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế.

Phân biệt giữa tội buôn lậu và vận chuyển trái phép qua biên giới?

Hai hành vi buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới cấu thành 02 tội khác nhau được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Dưới đây là một số điểm khác biệt nổi bật giữa Tội buôn lậu:

Mặt khách quan

Tội buôn lậu: Hành vi buôn bán hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý; vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa; hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại mà không thực hiện đóng thuế và trốn tránh sự kiểm soát của hải quan.

Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới: Hành vi vận chuyển hàng hóa, tiền tệ qua biên giới không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép. Phương thức vận chuyển có thể bằng sức người (mang, vác), sức kéo của súc vật hoặc bằng các loại phương tiện vận tải.

Mặt chủ quan

Tội buôn lậu: Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hành vi buôn bán được thực hiện nhằm mục đích kiếm lời vì động cơ vụ lợi.

Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới: Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ hành vi vận chuyển hàng hóa, tiền tệ qua biên giới của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

Mục đích

Tội buôn lậu: Nhằm mục đích buôn bán kiếm lời.

Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới: Không nhằm mục đích buôn bán. Thay vào đó, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với động cơ phạm tội là vụ lợi (vận chuyển thuê để lấy tiền công).

Phân biệt giữa tội buôn lậu và vận chuyển trái phép qua biên giới?
Phân biệt giữa tội buôn lậu và vận chuyển trái phép qua biên giới?

Tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép qua biên giới sẽ vị xử phạt như thế nào?

Hình phạt đối với cá nhân

Tội buôn lậu:

* Khung 01:

Phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm nếu:

– Buôn lậu hàng hóa có giá trị 100 – dưới 300 triệu đồng; hoặc

– Dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các tội: vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm…, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

* Khung 02:

Phạt tiền từ 300 triệu – 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 – 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

– Có tổ chức;

– Có tính chất chuyên nghiệp;

– Vật phạm pháp trị giá từ 300 – dưới 500 triệu đồng;

– Thu lợi bất chính từ 100 – dưới 500 triệu đồng;

– Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Tái phạm nguy hiểm.

* Khung 03:

Phạt tiền từ 1,5 – 05 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 7 – 15 năm:

– Vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu – dưới 01 tỷ đồng;

– Thu lợi bất chính từ 500 triệu – dưới 01 tỷ đồng.

* Khung 04:

Phạt tù từ 12 – 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

– Vật phạm pháp trị giá 01 tỷ đồng trở lên;

– Thu lợi bất chính 01 tỷ đồng trở lên;

– Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới:

* Khung 01:

Phạt tiền từ 20 – 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm nếu:

– Vận chuyển qua trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới trị giá từ 100 – đến dưới 300 triệu đồng; hoặc

– Dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:

+ Đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm quản lý kinh tế, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

* Khung 02:

Phạt tiền từ 200 triệu – 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 – 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

– Có tổ chức;

– Vật phạm pháp trị giá từ 300 – dưới 500 triệu đồng;

– Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Tái phạm nguy hiểm.

* Khung 03:

Phạt tiền từ 01 – 03 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 05 – 10 năm nếu vật phạm pháp trị giá 500 triệu đồng trở lên.

Hình phạt đối với pháp nhân thương mại

Tội buôn lậu:

– Phạt tiền từ 300 triệu – 01 tỷ đồng với trường hợp:

+ Buôn lậu hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200 – dưới 300 triệu đồng; hoặc

+ Hàng hóa trị giá dưới 200 triệu đồng nhưng là di vật, cổ vật;

+ Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100 – dưới 200 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm quản lý kinh tế, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

– Phạt tiền từ 01 – 03 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khung hình phạt thứ 02 nêu trên.

–  Phạt tiền từ 03 – 07 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khung hình phạt thứ 03 nêu trên.

– Phạt tiền từ 07 – 15 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng – 03 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khung hình phạt thứ 04 nêu trên.

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới:

– Phạt tiền từ 200 – 500 triệu đồng với trường hợp:

+ Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ trị giá từ 200 – dưới 300 triệu đồng;

+ Hàng hóa trị giá dưới 200 triệu đồng nhưng là di vật, cổ vật;

+ Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100 – dưới 200 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm quản lý kinh tế, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

– Phạt tiền từ 500 triệu – 02 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b, c, e và g khoản 2 Điều 189 Bộ luật Hình sự;

– Phạt tiền từ 02 – 05 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng – 03 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017;

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Khuyến nghị

Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến luật sư bào chữa người bị tố buôn lậu. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Phân biệt giữa tội buôn lậu và vận chuyển trái phép qua biên giới?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ xin mã số thuế cá nhân,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Trình báo buôn lậu, bán hàng giả được khen thưởng ra sao?

Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Quyết định 20/2016/QĐ-TT quy định về nội dung chi và mức chi đối với mỗi vụ việc như sau:
– Mức tối đa không quá 100 triệu đồng và không quá 10% của số tiền xử phạt và tiền bán tài sản tịch thu (nếu có) đối với các vụ việc mà số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền bán tài sản tịch thu có giá trị dưới 5 tỷ đồng.
– Mức tối đa không quá 200 triệu đồng và không quá 10% của số tiền xử phạt và tiền bán tài sản tịch thu (nếu có) đối với các vụ việc mà số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền bán tài sản tịch thu có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên.
– Mức tối đa không quá 100 triệu đồng và không quá 10% của số tiền xử phạt và giá trị tài sản tịch thu đối với trường hợp tài sản bị tịch thu được xử lý theo hình thức tiêu hủy hoặc chuyển giao
Cách xác định giá trị tài sản tịch thu: thực hiện tương tự như cách xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Đồng phạm tội buôn lậu có những dạng nào?

Hành vi cố ý cử từ 02 người trở lên nhằm mục đích đưa hàng hóa vượt qua biên giới hoặc từ khi phi thuế quan vào nội địa và ngược lại dùng để tiêu thụ trong thị trường mà không thông qua sự kiểm duyệt của hải quan để trốn thuế hoặc buôn bán các mặt hàng bị cấm được xem là đồng phạm của tội buôn lậu.

Trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Điều tra về chống buôn lậu như thế nào?

– Giải quyết khiếu nại các quyết định hành chính do Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu ban hành.
– Giải quyết khiếu nại lần hai các quyết định hành chính do Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội Kiểm soát trên biển ban hành trong lĩnh vực Hải quan.
(Trước đây, tại Điều 11 Quyết định 4195/QĐ-TCHQ ngày 18/12/2017, là quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan)
– Chủ trì tham mưu giải quyết:
+ Khiếu nại lần đầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng cục trưởng đối với quyết định hành chính do Cục Điều tra chống buôn lậu tham mưu, trình Lãnh đạo Tổng cục ban hành bị khiếu nại. (quy định mới)
+ Khiếu nại khác khi được Tổng cục trưởng giao.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm