Hành vi buôn lậu bị xử lý như thế nào với cán bộ hải quan?

bởi PhuongMai
Hành vi buôn lậu bị xử lý như thế nào với cán bộ hải quan?

Biên giới; khu phi thuế quan là khu vực địa lý đóng vai trò khá quan trọng trong giao thương quốc tế. Để đảm bảo sự quản lý của Nhà nước đối với những khu vực này; Nhà nước đặt ra thuế xuất, nhập khẩu. Nhưng với một số người; việc phải đóng thuế sẽ gây thất thoát lợi nhuận. Chính vì vậy, nhiều người luôn tìm đủ mọi cách để tuồn hàng vào Việt Nam mà không phải chịu thuế. Để đạt được lợi nhuận lớn hơn. Nhưng nếu chính người được Nhà nước giao kiểm soát hàng hóa khi đi qua biên giới, khu phi thuế quan; lại thực hiện hành vi buôn lậu thì bị xử lý ra sao? Hành vi buôn lậu bị xử lý như thế nào với cán bộ hải quan? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Theo điều tra ban đầu, rạng sáng 12/10/2020, Lê Toàn Trung (35 tuổi) cùng vợ Nguyễn Thúy Oanh (32 tuổi, ở TP Cần Thơ) lái ghe chở 100 tấn đường cát từ Campuchia về Việt Nam. Khi ghe đến đoạn sông Bình Di, thuộc huyện An Phú, bị Công an tỉnh An Giang bắt quả tang. Sau đó, vợ chồng Trung bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi Buôn lậu.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Luật Hải quan năm 2014

Thế nào là hành vi buôn lậu?

Hành vi buôn lậu là hành vi buôn bán qua biên giới; hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa; hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý.

Thế nào là công chức hải quan?

 Công chức hải quan là người có đủ điều kiện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan hải quan; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Hành vi buôn lậu có bị cấm với công chức hải quan?

Theo đó, khoản 1 Điều 10 Luật Hải quan năm 2014 quy định những hành vi bị nghiêm cấm với công chức hải quan gồm có:

  • Gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan.
  • Bao che, thông đồng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, gian lận thuế.
  • Nhận hối lộ, chiếm dụng, biển thủ hàng hóa tạm giữ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi.
  • Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.

Cũng theo khoản 2 Điều 10 Luật Hải quan năm 2014; hành vi bị nghiêm cấm với người khai hải quan là:

  • Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan.
  • Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
  • Gian lận thương mại, gian lận thuế.
  • Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính.
  • Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ.
  • Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan.
  • Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.

Từ đó có thể thấy, hành vi buôn lậu là hành vi bị cấm với người khai hải quan. Chứ không phải công chức hải quan. Tuy nhiên, hành bi buôn lậu với công chức hải quan là hành vi vi phạm pháp luật khi: lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi vi phạm; công chức hải quan thực hiện hành vi vi phạm ngoài giờ làm việc.

Xử lý hình sự đối với hành vi buôn lậu với cán bộ hải quan

Hành vi buôn lậu thường sẽ bị xử lý với tội buôn lậu. Tuy nhiên, do chủ thể thực hiện hành vi này là chủ thể đặc biệt – cán bộ hải quan. Nên hành vi này có thể có 02 hướng xử lý như sau:

Xử lý hình sự với tội buôn lậu

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: hàng hóa buôn qua biên giới trị giá từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; dưới 100.000.000 đồng nhưng rơi vào các trường hợp:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  • Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng trong trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; vật phạm pháp là bảo vật quốc gia; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; tái phạm nguy hiểm.

Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp: vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên; lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Xử lý hình sự với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp: vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp: có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm trong trường hợp: gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.

Giải quyết tình huống

Hiện tại, cán bộ này đã bị tạm giam về hành vi buôn lậu và khả năng cao sẽ bị xử lý với tội “Buôn lậu”.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi buôn lậu bị xử lý như thế nào với cán bộ hải quan?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nếu hành vi buôn lậu gây thiệt hại về tài sản là 1.500.000.000 đồng thì có thể xử phạt với mức xử phạt cao hơn không?

Nếu hành vi buôn lậu gây thiệt hại về tài sản là 1.500.000.000 đồng thì việc xử phạt cũng không thể cao hơn mức luật đã quy định.

Hành vi buôn lậu gây thiệt hại về tài sản, vậy thiệt hại về tài sản ở đây có thể coi là thiệt hại về tài sản của ai?

Từ lợi ích của việc buôn lậu, có thể thấy thiệt hại về tài sản ở đây là thiệt hại về thuế của Nhà nước. Bởi hành vi buôn lậu mục đích chính là để tránh phải đóng thuế xuất, nhập khẩu. Vậy nên thiệt hại về tài sản ở đây chính là thiệt hại về thuế đóng cho Nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm